Thuốc giả, sữa nhái, thực phẩm chức năng “thổi phồng” công dụng đang len lỏi vào đơn thuốc, nhà thuốc và cả mạng xã hội. Ai chịu trách nhiệm? Pháp luật xử lý thế nào? Dưới đây là phân tích của chuyên gia pháp lý.
Tình
trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, sữa kém chất lượng liên tục bị phát
hiện khiến niềm tin của người tiêu dùng lung lay dữ dội. Trong khi đó, không ít
bác sĩ, người nổi tiếng tiếp tay quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng sản
phẩm. Vậy trách nhiệm của các bên liên quan ra sao? PV
đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TGS,
Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
- Gần đây liên tiếp phát hiện các vụ sản xuất, buôn bán thực phẩm chức
năng, thuốc, sữa giả. Nhưng phần lớn vụ việc chỉ dừng lại ở mức… thu hồi sản phẩm, xử phạt vi phạm hành chính, xin lỗi. Luật sư đánh giá thế
nào về thực trạng này?
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Đây là dấu hiệu rõ ràng của một “liên minh lợi ích” giữa một số
cá nhân trong giới chuyên môn và các doanh nghiệp. Nếu chỉ xử lý nội bộ hoặc
xin lỗi là chưa đủ răn đe.
Tùy mức độ hậu quả, các hành vi này hoàn toàn có thể bị xử lý hình
sự. Ví dụ: Sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 194 BLHS), có thể bị phạt tới chung
thân nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Tội lừa dối khách hàng (Điều 198 BLHS), phạt tù tới 5 năm nếu quảng cáo
sai sự thật để trục lợi. Đây là tội danh phổ biến
đối với các cá nhân là người nổi tiếng, bác sĩ, chuyên gia… khi sử dụng uy tín
cá nhân để quảng cáo sai sự thật sản phẩm mà mình biết rõ không đạt tiêu chuẩn
công bố.
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS), dành
cho người quản lý biết sai phạm nhưng không ngăn chặn.
Trên thực tế, rất ít vụ việc bị xử lý hình
sự, dù hậu quả là nghiêm trọng. Đa phần các sai phạm chỉ bị: Phạt hành chính
(thường từ 50 - 100 triệu đồng); Thu hồi sản phẩm, yêu cầu cải chính thông tin
hoặc Gửi văn bản xin lỗi khách hàng hoặc “rút kinh nghiệm” nội bộ.
- Còn trách nhiệm
của nhà thuốc, bệnh viện nếu bán thuốc, thực phẩm chức năng giả thì sao, thưa
ông?
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Luật quy định
rất rõ, các cơ sở này chỉ được bán sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đủ tiêu
chuẩn. Nếu cố tình phân phối hàng giả, họ có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng (Nghị định 117/2020) và tước quyền kinh doanh đến 24 tháng.
Nếu hành vi gây thiệt hại đến sức khỏe,
tính mạng hoặc tài sản của người tiêu dùng, thì đơn vị bán, sử dụng thuốc giả
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, bao gồm: Chi phí điều trị, phục hồi sức khỏe;
Mất thu nhập; Bồi thường tổn thất tinh thần và các thiệt hại vật chất khác liên
quan.
Còn trong các trường hợp nghiêm trọng, nhà
thuốc, bệnh viện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017).
Công an TP Hà Nội vừa triệt phá trên 100 tấn thuốc tân dược và thực phẩm chức năng giả. Ảnh Công an nhân dân
- Theo luật sư, cần làm gì
để chặn đứng tình trạng trên?
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kể cả người nổi tiếng,
bác sĩ, nhà thuốc... Không thể để “phạt hành chính rồi cho qua”. Đặc biệt, cần tăng cường kiểm tra đột xuất tại các cơ sở sản
xuất, phân phối; Minh bạch hóa kê đơn của bác sĩ. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết cách nhận diện sản phẩm kém chất lượng.
Khi
“niềm tin” bị tổn thương, mọi lời quảng cáo đều trở thành con dao hai lưỡi. Đã
đến lúc cần chấm dứt tình trạng nhân nhượng, xử lý nửa vời với thực phẩm chức
năng, thuốc giả - vì sức khỏe và mạng sống người dân không thể đem ra thử nghiệm.
- Vậy người tiêu dùng có thể làm gì để bảo vệ mình khi mua phải hàng giả, kém chất lượng, thưa luật sư?
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010, người dân có quyền yêu cầu hoàn tiền, bồi thường, hoặc khởi kiện. Khiếu nại tới cơ quan chức năng, yêu cầu điều tra, xử lý.
Tôi khuyên người tiêu dùng nên lưu giữ các chứng cứ về hóa đơn mua hàng, phiếu thu, vỏ hộp thuốc/sản phẩm có thông tin nhà thuốc, ngày bán; Giấy chỉ định thuốc từ bác sĩ (nếu có), hoặc toa thuốc; Hồ sơ điều trị, đơn nhập viện, ảnh chụp thuốc, video sử dụng thuốc... Đây là bằng chứng quan trọng khi khiếu kiện.
Ngay cả khi không có hóa đơn, người tiêu dùng vẫn có thể yêu cầu xử lý, nếu cung cấp được các bằng chứng thay thế (như người làm chứng, hình ảnh, đơn thuốc, bao bì…).
Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền mà người tiêu dùng gửi khiếu nại, gồm: Chi cục Quản lý thị trường, Sở Y tế, hoặc Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế; Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong trường hợp bị thiệt hại nghiêm trọng, có thể khởi kiện ra Tòa án hoặc tố cáo tới cơ quan điều tra theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
TP HCM đang kiểm tra loạt sản phẩm giảm cân do DJ Ngân 98 quảng bá, sau nghi vấn chứa chất cấm và quảng cáo sai sự thật. Luật sư cảnh báo, nếu vi phạm, các cá nhân liên quan có thể đối mặt chế tài nghiêm khắc theo quy định pháp luật.
Một người tiêu dùng tại Hà Nội đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng, nghi ngờ hai sản phẩm thực phẩm chức năng L.M và A.M là hàng giả, gây loét dạ dày nghiêm trọng sau khi sử dụng. Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe do nhiều doanh nghiệp trên cả nước đăng ký.
Ba sản phẩm mỹ phẩm của Shynh Beauty bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc do vi phạm ghi nhãn và công thức. Doanh nghiệp này từng dính hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm, thẩm mỹ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra và xử lý hàng loạt trường hợp quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm trên mạng xã hội, đáng chú ý có các tên tuổi như Ngân 98, Ngân Collagen và fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng".
Nội dung chỉ đạo được nêu rõ trong văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả các mặt hàng thuốc liên quan đến sức khỏe người dân.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, mặt hàng cau ghi nhận mức tăng trưởng nhập khẩu kỷ lục, với tốc độ tăng tới 1.303% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị hơn 11,3 triệu USD, theo thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Chiều 26/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo về việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Trong kỳ điều hành này, giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh hai lần do việc chuẩn bị thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 có hiệu lực từ 1/7/2025.
Hơn 300 sản phẩm vi phạm - từ túi xách hàng hiệu giả đến mỹ phẩm không rõ nguồn gốc - đang được trưng bày công khai tại phòng trưng bày “Nhận diện hàng vi phạm”.