Kem chống nắng Hanayuki chỉ số SPF 2,4 nhưng nhãn ghi 50: Luật sư khẳng định là hàng giả
Thứ tư, 21/05/2025 08:51 (GMT+7)
Bộ Y tế thu hồi toàn quốc sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body do chỉ số chống nắng trên nhãn không đúng với thực tế. Theo luật sư, hành vi này được xác định là buôn bán hàng giả theo quy định pháp luật hiện hành.
Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ra
quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm Hanayuki
Sunscreen Body (tuýp 100g) do ghi nhãn sai chỉ số chống nắng SPF.
Kem chống nắng Hanayuki do công ty của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng phân phối bị thu hồi do chỉ số SPF thực tế thấp hơn gấp 20 lần so với công bố trên nhãn. Ảnh MXH
Theo kết quả kiểm nghiệm từ Viện Kiểm
nghiệm thuốc TP HCM, mẫu sản phẩm có chỉ số SPF thực tế chỉ đạt 2,4, trong khi
trên nhãn sản phẩm in rõ SPF 50 - mức chống nắng cao, thường được người tiêu
dùng tin tưởng lựa chọn để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB.
Điều đáng nói, trong phiếu công bố sản
phẩm nộp tại Cục Quản lý Dược, không có bất kỳ thông tin nào về chỉ số SPF 50,
nhưng thông tin này lại được in trên nhãn dán bao bì sản phẩm khi lưu hành
ngoài thị trường. Hành vi này không chỉ gây hiểu nhầm nghiêm trọng cho người
tiêu dùng, mà còn vi phạm các quy định hiện hành về ghi nhãn và chất lượng sản
phẩm mỹ phẩm.
Luật sư Diệp Năng Bình khẳng định, đây là hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng. Ảnh: NVCC
Trao đổi với PV, luật sư Diệp Năng
Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật nhận định rõ ràng: “Sản phẩm
ghi nhãn có chỉ số chống nắng SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm chỉ đạt 2,4, tức
thấp hơn 5% so với công bố. Căn cứ theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định số
98/2020/NĐ-CP, đây là hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng”.
Cụ thể, Nghị định này định nghĩa hàng
giả là hàng hóa có chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật đạt dưới 70% so
với tiêu chuẩn công bố, hoặc tiêu chuẩn ghi trên bao bì. Với mức chênh lệch quá
lớn giữa SPF 50 được ghi trên nhãn và SPF 2,4 thực tế, luật sư Bình khẳng định:
“Sản phẩm này đáp ứng đầy đủ dấu hiệu
để xác định là hàng giả. Việc không công bố chỉ số SPF 50 trong phiếu đăng ký,
nhưng lại cố tình ghi trên nhãn dán là hành vi gian dối, có dấu hiệu lừa đảo
người tiêu dùng”.
Luật sư cũng bác bỏ quan điểm coi đây
là hành vi “lách luật” bởi vì “lách luật” là một thuật ngữ dân gian nhằm chỉ
việc tìm ra những cái mà pháp luật chưa quy định, điều chỉnh kịp thời sau đó
lợi dụng nó để thực hiện hành vi nhất định thì mới được gọi là “lách luật”. Còn
trong trường hợp này tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã quy định rõ về trường hợp
này, có cơ sở pháp lý để xử lý nên không thể coi là “lách luật”.
Theo quảng cáo trên thị trường, sản
phẩm Hanayuki Sunscreen Body được giới thiệu có khả năng bảo vệ da chống nắng,
dưỡng trắng và chăm sóc da toàn thân. Tuy nhiên, với chỉ số SPF thực tế quá
thấp, sản phẩm không thể thực hiện đúng công dụng như cam kết, khiến người tiêu
dùng bị đánh lừa và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương da, thậm chí tăng nguy cơ ung
thư da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Cục Quản lý Dược đã yêu cầu thu hồi toàn
bộ lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body vi phạm, đồng thời yêu cầu tiêu hủy theo
đúng quy định. Việc xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm như thế này là cần
thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tăng cường kỷ cương trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.
Luật sư Diệp Năng Bình khuyến cáo: “Người
tiêu dùng cần kiểm tra kỹ nguồn gốc, thông tin công bố và đánh giá chất lượng
của sản phẩm mỹ phẩm trước khi sử dụng. Doanh nghiệp, nhãn hàng cần tuyệt đối
tuân thủ quy định pháp luật, bởi mọi hành vi gian dối sẽ để lại hậu quả nặng nề
cả về pháp lý và uy tín thương hiệu”.
Ngày 20/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã giao Thanh tra Sở Y tế kiểm tra Công ty TNHH thương mại dịch vụ VBGroup (VB Group) của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng làm đại diện pháp luật - đơn vị phân phối lô kem chống nắng Hanayuki vừa bị thu hồi. Đồng thời, Công ty cổ phần nhà máy y tế EBC Đồng Nai (EBC Group) - đơn vị sản xuất lô kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body cũng bị kiểm tra về việc chấp hành các quy định của Pháp luật về quản lý mỹ phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành.
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai giao Thanh tra Sở Y tế kiểm tra Công ty TNHH thương mại dịch vụ VBGroup (VB Group) của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng làm đại diện pháp luật - đơn vị phân phối lô kem chống nắng Hanayuki vừa bị thu hồi.
Lô kem chống nắng mang thương hiệu Hanayuki vừa bị Bộ Y tế ra quyết định thu hồi trên toàn quốc do quảng cáo sai lệch về chỉ số chống nắng. Sản phẩm do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group chịu trách nhiệm phân phối.
Ca sĩ Đoàn Di Băng đã chính thức lên tiếng về thông tin lô sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo thuộc công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group do chồng cô là ông Nguyễn Quốc Vũ làm đại diện pháp luật, bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc.
Từ loại trái cây mùa hè quen thuộc tại các chợ quê Bắc Bộ, vải thiều Việt Nam đang vươn ra thế giới với hình ảnh một “siêu trái cây nhiệt đới”, có mặt tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ – từ châu Á, châu Âu tới Mỹ và châu Úc. Không chỉ được ưa chuộng vì vị ngọt mát và giá trị dinh dưỡng cao, vải thiều Việt còn gây ấn tượng bởi mức giá “đắt xắt ra miếng” ở những thị trường khó tính nhất thế giới.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ và toàn bộ tang vật sang Công an để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm giả tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT, sau khi phát hiện hơn 23.000 sản phẩm yến chưng không đạt chất lượng như công bố.
Sản phẩm dinh dưỡng HIUP – vốn được quảng cáo rầm rộ như một loại “sữa bột cao cấp dành cho trẻ nhỏ” – đã bị Bộ Công an xác định là không đảm bảo thành phần như công bố, vi phạm nghiêm trọng quy định về chất lượng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng.
Cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh đơn tố cáo Chu Thanh Huyền - vợ cầu thủ Quang Hải - liên quan việc bán mỹ phẩm không nhãn phụ tiếng Việt, không xuất hóa đơn VAT, có dấu hiệu tiêu thụ hàng nhập lậu và trốn thuế.
Sau khi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố vụ án buôn bán thực phẩm giả liên quan đến kênh TikTok nổi tiếng “Gia đình Hải Sen”, thông tin về doanh nghiệp đứng sau sản phẩm siro ăn ngon Hải Bé – Công ty Cổ phần Bigfa – cũng dần hé lộ. Đây là doanh nghiệp sở hữu nhà máy tiêu chuẩn GMP với vốn điều lệ từng tăng lên tới 170 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã xử lý 13 vụ vi phạm trong đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thu giữ hàng hóa trị giá hàng trăm triệu đồng.
Theo Luật sư Nguyễn Đăng Tư, hiện nay mức phạt trong lĩnh vực quảng cáo còn khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp lớn cung ứng sản phẩm ra thị trường doanh thu hàng nghìn tỷ đồng nhưng quảng cáo sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn chỉ bị xử phạt vài chục triệu đồng thì chưa tương xứng với hành vi vi phạm