Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid vì quảng cáo 'nổ'
Thứ năm, 17/04/2025 09:59 (GMT+7)
Sữa Hikid bị yêu cầu kiểm tra vì quảng cáo sai quy định như “số 1 chiều cao”, "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi". Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm sữa Hikid.
Ngày 16/4, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu kiểm tra sản phẩm sữa Hikid sau khi nhận phản ánh về hành vi quảng cáo sai quy định.
Cụ thể, một số fanpage quảng cáo sữa Hikid sử dụng cụm từ “Hikid – số 1 chiều cao”, "100g sữa Hikid bằng 20 lít sữa thông thường". Trong một quảng cáo khác, hình ảnh hộp sữa Hikid được so sánh trực tiếp với sữa tươi "100g Hikid = 2mg CBP = 20L Sữa tươi". Sản phẩm này cũng được quảng bá bằng hình ảnh người nổi tiếng để tăng tính thuyết phục. Cục An toàn Thực phẩm đã yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý các vi phạm.
Hành vi này đã vi phạm quy định tại khoản 11, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012. Nội dung đã quy định rõ, quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "tốt nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo.
Theo quy định Luật An toàn thực phẩm, mọi tổ chức, cá nhân muốn quảng cáo sản phẩm đều phải đăng ký, xin phép và đảm bảo nội dung quảng cáo phù hợp với tác dụng đã được công bố. Luật cũng nghiêm cấm sử dụng hình ảnh hoặc tên tuổi bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, các cơ sở y tế trong quảng cáo thực phẩm.
Do vậy, Bộ Y tế đã yêu cầu cơ quan y tế Hà Nội kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan. Thêm vào đó, Cục An toàn Thực phẩm đã đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm và báo cáo kết quả. Đồng thời, Cục cũng yêu cầu các địa phương như TP HCM, Đà Nẵng tăng cường rà soát hoạt động sản xuất, kinh doanh sữa giả.
Theo quy định hiện hành, việc tiếp nhận công bố, kiểm tra và xử lý vi phạm an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố. Bộ Y tế cũng thường xuyên có văn bản chỉ đạo tăng cường hậu kiểm, nhất là với các sản phẩm có nguy cơ gian lận, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Qua tìm hiểu, sữa Hikid hiện do Công ty TNHH XNK & TM Phương Linh nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Doanh nghiệp này được thành lập ngày 12/12/2012, có trụ sở tại phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội, do bà Nguyễn Thị Hòa làm đại diện pháp luật.
Trong thông cáo phát đi hôm 14/4, Công ty Phương Linh thừa nhận thiếu sót về thông tin sản phẩm của sẽ Hikid. Ảnh chụp màn hình.
Trong thông cáo phát đi hôm 14/4, Công ty Phương Linh thừa nhận thiếu sót khi so sánh "hàm lượng 2 mg CBP/100g bột sữa tương đương hàm lượng CBP có trong 20 lít sữa tươi", do chưa có cơ sở khoa học hoặc tài liệu quy đổi chính thức từ các cơ quan chức năng xác nhận con số cụ thể. Công ty này cho biết sẽ điều chỉnh theo hướng minh bạch.
Trước đó, Bộ Công an đã triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán sữa bột giả quy mô lớn, thu giữ hơn 570 sản phẩm, nhiều đối tượng bị khởi tố. Các đối tượng nhắm vào nhóm người tiêu dùng dễ tổn thương như trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
Cùng với vụ việc sữa Hikid, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu TP HCM, Đà Nẵng và các địa phương khác tăng cường rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm chức năng, đặc biệt các sản phẩm tự công bố hoặc đăng ký công bố.
Bộ Y tế khẳng định đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Giữa làn sóng dư luận tranh cãi về việc nghệ sĩ quảng cáo quá đà, phát ngôn của Đoàn Di Băng về viên kẹo rau củ tiếp tục thu hút chú ý. Sản phẩm được cho là có liên quan đến Công ty Lô Hội – đơn vị vừa chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định.
Gần 600 loại sữa giả bị phanh phui: Người nổi tiếng tiếp tay, niềm tin người tiêu dùng bị đánh cắp, trẻ em và người bệnh đối mặt nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra và xử lý hàng loạt trường hợp quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm trên mạng xã hội, đáng chú ý có các tên tuổi như Ngân 98, Ngân Collagen và fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng".
Nội dung chỉ đạo được nêu rõ trong văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả các mặt hàng thuốc liên quan đến sức khỏe người dân.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, mặt hàng cau ghi nhận mức tăng trưởng nhập khẩu kỷ lục, với tốc độ tăng tới 1.303% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị hơn 11,3 triệu USD, theo thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Chiều 26/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo về việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Trong kỳ điều hành này, giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh hai lần do việc chuẩn bị thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 có hiệu lực từ 1/7/2025.
Hơn 300 sản phẩm vi phạm - từ túi xách hàng hiệu giả đến mỹ phẩm không rõ nguồn gốc - đang được trưng bày công khai tại phòng trưng bày “Nhận diện hàng vi phạm”.
Tổng giá trị giao dịch trên 4 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đạt 16 tỷ USD trong năm 2024, với Shopee và TikTok Shop chiếm đến 93% thị phần. Đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì trong quý I/2025, cho thấy sức mua online vẫn rất mạnh mẽ.
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food đã có bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm dầu thực vật. Tuy nhiên, Bộ Công Thương chưa cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với doanh nghiệp này.