Yêu cầu ngừng sử dụng khẩn cấp 'Dầu phong thấp Trường Thọ'
Thứ tư, 16/07/2025 11:04 (GMT+7)
Sau khi Bộ Y tế xác định “Dầu phong thấp Trường Thọ” là thuốc giả, không đủ điều kiện sản xuất và tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe cộng đồng, Sở Y tế Nghệ An và Thanh Hóa đã đồng loạt phát đi cảnh báo khẩn, yêu cầu ngừng sử dụng và tiêu hủy loại thuốc này.
Mới đây, thông
tin từ Sở Y tế Nghệ An cho biết, sản phẩm mang tên “Dầu phong thấp Trường Thọ”,
vốn được rao bán rộng rãi trên thị trường, đã bị xác định là thuốc giả và không được cấp phép lưu hành. Đây là kết luận được đưa ra trong Công văn số
925/YDCT-QLD ngày 20/6/2025 của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) sau khi
kiểm tra lô sản phẩm nghi vấn.
“Dầu phong thấp Trường Thọ” bị phát hiện là thuốc giả, không đảm bảo điều kiện sản xuất và không được phép lưu hành trên thị trường.
Cụ thể, lô thuốc bị cảnh báo mang số đăng ký V1045-H12-10, số
lô 010722, hạn dùng đến ngày 1/7/2025, do Cơ sở dầu gió Trung Tâm tại 180 Tùng
Thiện Vương, phường 11, quận 8, TP.HCM sản xuất và phân phối. Qua kiểm tra, cơ
quan chức năng xác định cơ sở này không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược và không đạt chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc) theo quy định
pháp luật.
Việc lưu hành sản phẩm này bị đánh giá là có nguy cơ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là người cao tuổi và các bệnh
nhân xương khớp – nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng dầu phong thấp.
Trước thực trạng trên, Sở Y tế Nghệ An đã yêu cầu tất cả cơ
sở y tế, nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, phân phối
và tuyệt đối không sử dụng sản phẩm này. Đồng thời, kêu gọi người dân chỉ mua
thuốc tại những địa chỉ hợp pháp, có giấy phép đầy đủ, tránh dùng các sản phẩm
không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn rủi ro.
Đáng chú ý, loại dầu giả mạo này cũng đã bị phát hiện lưu
hành tại TP Cần Thơ. Theo thông
tin từ Bộ Y tế, mẫu thuốc được thu tại Cơ sở Trường Thọ Đường, số 22 Ngô Quyền,
phường Tân An, quận Ninh Kiều, với đặc điểm nhận dạng giống hệt các sản phẩm
đang được bày bán phổ biến trên thị trường.
Không chỉ Nghệ An, Sở Y tế Thanh Hóa cũng đã ra văn bản cảnh
báo toàn ngành y tế địa phương về tình trạng thuốc giả này. Ngày 23/6, đơn vị
này chính thức yêu cầu các địa phương, cơ sở y tế, doanh nghiệp và nhà thuốc
trên địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát và báo cáo ngay nếu phát hiện sản phẩm
Dầu phong thấp Trường Thọ.
Ngoài ra, Sở Y tế Thanh Hóa cũng đề nghị các lực lượng chức
năng như Công an tỉnh, Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tăng cường thanh
kiểm tra, xác minh đường đi và nguồn gốc của loại thuốc giả này. Các tổ chức,
cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.
Song song đó, các cơ quan báo chí, đài truyền hình, đặc biệt
là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) và hệ thống truyền thông y tế địa
phương, đã được yêu cầu tăng cường tuyên truyền để người dân nhận diện và tránh
sử dụng sản phẩm thuốc giả.
Theo nhận định của ngành y tế, việc giả mạo thuốc đông y và
thực phẩm chức năng đang ngày càng phổ biến, lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu
biết của người tiêu dùng, nhất là ở vùng nông thôn. Các loại “dầu xoa”, “cao
dán”, “thuốc bôi” được gắn mác “gia truyền”, “thảo dược tự nhiên” nhưng lại
không được kiểm nghiệm, không được cấp phép, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Sở Y tế Nghệ An và Thanh Hóa đều khuyến cáo người dân cần
nâng cao cảnh giác, đồng thời chủ động thông báo cho cơ quan chức năng nếu phát
hiện hoặc nghi ngờ các sản phẩm thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc đang lưu
hành tại địa phương mình.
Nội dung chỉ đạo được nêu rõ trong văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả các mặt hàng thuốc liên quan đến sức khỏe người dân.
Kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc chiều ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần "mỗi ngày đều là cao điểm", đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả; đồng thời mong muốn mỗi người dân vừa là một chiến sĩ trong đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vừa là một người tiêu dùng thông minh trên thị trường.
Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện 7 loại thuốc tân dược không rõ nguồn gốc tại một nhà thuốc lớn ở quận Đống Đa. Trong đó có mẫu thuốc điều trị tiểu đường chỉ đạt 70% hàm lượng ghi trên nhãn. Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương truy vết nguồn cung, xử lý nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ.
Bày hàng loạt túi xách, ví, kính mắt… giả mạo các thương hiệu đình đám như Gucci, Dior, Chanel ngay giữa trung tâm Đà Nẵng, một cửa hàng thời trang vừa bị xử phạt hơn 100 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng nhái.
MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì quảng cáo sai sự thật về sản phẩm sữa dinh dưỡng Hiup 27. Đây là mức phạt cao nhất trong loạt vi phạm liên quan đến quảng cáo thực phẩm của các KOL thời gian qua.
Hơn 1.750 con lợn, tương đương hơn 100 tấn, đã bị tiêu hủy tại Quảng Trị do nhiễm dịch tả châu Phi. Dịch bệnh lan nhanh, nhiều địa phương vẫn chưa kiểm soát được, trong khi lực lượng thú y cơ sở đang thiếu nghiêm trọng.
Lực lượng chức năng phát hiện hơn 13 tấn chân gà bị ngâm tẩy bằng hóa chất tại kho đông lạnh Thanh Bình (Thanh Hóa), chuẩn bị tung ra thị trường tiêu thụ.
Một lô sữa rửa mặt Gammaphil vừa bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc do chứa chất cấm nhưng không khai báo. Điều đáng nói, trước khi sản phẩm này bị phát hiện sai phạm, KOL nổi tiếng Võ Hà Linh từng công khai quảng bá với những lời có cánh, gọi đây là “bản dupe hoàn hảo” của Cetaphil - dòng sản phẩm được ưa chuộng trong giới chăm sóc da.
Một người phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau làm thủ thuật tại cơ sở thẩm mỹ không phép. Vụ việc hé lộ chuỗi sai phạm nghiêm trọng, khi dịch vụ y tế “chui” vẫn ngang nhiên hoạt động giữa trung tâm thành phố Hải Phòng.