Vinpearl tăng trần ngay sau khi lên sàn HOSE, lọt top vốn hóa tỷ USD
Thứ ba, 13/05/2025 09:57 (GMT+7)
Ngay những phút mở cửa đầu tiên, cổ phiếu VPL của Vinpearl đã vọt tăng trần khi tăng tới 19,92% lên 85.500 đồng/cp. Nhờ vậy, Vinpearl đã lọt top vốn hóa thị trường với giá trị hơn 5 tỷ USD.
Trong phiên giao dịch sáng nay (13/5), 15 phút phiên ATO, thị trường mở cửa tích cực với một loạt ngành mang sắc xanh như tài chính, bất động sản, nguyên vật liệu, năng lượng, tiêu dùng thiết yếu,... Tại 9h21, cả ba sàn HOSE, HNX và UPCoM đều tăng 1 - 6 điểm. Riêng tại HOSE, có tới 196 mã tăng giá với khối lượng giao dịch đạt hơn 1.000 tỷ đồng, vượt bậc so với giá trị giao dịch chưa tới 100 tỷ của 42 mã giảm giá.
Hôm nay cũng là ngày đầu tiên cổ phiếu VPL của CTCP Vinpearl chính thức giao dịch trên HOSE với giá tham chiếu 71.300 đồng/cp, tương đương định giá gần 127.900 tỷ đồng (5,1 tỷ USD). Thương vụ đưa Vinpearl thẳng vào Top 20 công ty vốn hóa lớn nhất thị trường, tạo cú hích mới cho dòng vốn và cổ phiếu “họ Vin”.
Mở màn phiên giao dịch, cổ phiếu VPL đã vọt tăng trần khi tăng tới 19,92% lên 85.500 đồng/cp. Tại thời điểm 9h16, cổ phiếu này dư bán 4.000 đơn vị. Mã VPL cũng là một trong hai cổ phiếu tím trần ngay trong những phút đầu mở phiên.
Cổ phiếu VPL tăng trần ngay 15 phút đầu mở phiên. (Nguồn: Stockbiz).
Với việc xuất hiện trên HOSE từ ngày 13/5, Vinpearl đi thẳng vào Top 20 công ty có giá trị lớn nhất trên sàn, vượt qua nhiều cái tên truyền thống như Vinamilk, Mansan Group, ACB, GVR, hay Sabeco,...
Việc cổ phiếu này lên sàn cũng đã đưa hệ sinh thái Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên thị trường chứng khoán có tổng vốn hóa hàng chục tỷ USD.
Bên cạnh Vinpearl, cả ba doanh nghiệp “họ Vin”, gồm Vingroup, Vinhomes (Mã: VHM), Vincom Retail (Mã: VRE) đều là công ty giá trị tỷ USD. Trong đó, Vingroup là doanh nghiệp tư nhân có vốn hoá lớn nhất thị trường (hơn 298.000 tỷ đồng tại 12/5). Với quy mô này, Vingroup là doanh nghiệp tư nhân giá trị nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kế sau đó là Vinhomes (Mã: VHM), công ty con chuyên phát triển bất động sản nhà ở, ghi nhận vốn hóa 254.000 tỷ đồng với giá cổ phiếu chốt phiên 12/5 tại 62.000 đồng/cp.
Việc niêm yết của Vinpearl không chỉ gia tăng giá trị vốn hóa cho hệ sinh thái Vingroup mà còn góp phần đa dạng hóa ngành nghề trên sàn chứng khoán với một đại diện lớn đến từ lĩnh vực nghỉ dưỡng và du lịch.
Mới đây, Vinpearl đã nâng vốn điều lên 17.933 tỷ đồng. Tập đoàn Vingroup hiện vẫn nắm giữ 85% cổ phần của Vinpearl. Việc niêm yết trở lại đánh dấu lần thứ hai cổ phiếu VPL xuất hiện trên sàn chứng khoán, sau khi từng bị hủy niêm yết vào cuối năm 2011 để sáp nhập vào Vincom, tạo thành Vingroup.
Vinpearl hiện quản lý 48 cơ sở lưu trú và vui chơi tại 18 tỉnh, thành phố, trong đó có 31 khách sạn, khu nghỉ dưỡng với công suất hơn 16.000 phòng. Trụ sở doanh nghiệp đặt tại đảo Hòn Tre, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Năm 2025, Vinpearl đặt mục tiêu doanh thu 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.700 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục mở rộng danh mục khách sạn, khu vui chơi và sân golf trong thời gian tới.
Một loạt thông tin tích cực đã giúp nhóm cổ phiếu liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng tăng mạnh trong thời gian từ đầu năm đến nay, đưa tài sản của vị tỷ phú này chạm mốc 9 tỷ USD.
Doanh thu Vinpearl tăng 77% trong quý I/2025, đạt gần 3.000 tỷ đồng. Chuỗi nghỉ dưỡng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang hoàn tất các thủ tục để “tái xuất” sàn chứng khoán TP HCM sau hơn một thập kỷ vắng bóng.
Hoạt động IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) trong những năm gần đây trên thị trường Việt Nam được đánh giá khá ảm đạm. Tuy nhiên năm 2025 đang được kỳ vọng sẽ đón nhiều thương vụ đình đám từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tiêu dùng, bất động sản, sản xuất đến chăn nuôi,...
Ngày 12/5/2025, Hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) bổ nhiệm ông Phạm Hữu Quốc giữ chức vụ Tổng Giám đốc, thay thế cho ông Hồ Viết Thuỳ vừa từ nhiệm.
Nhìn chung, các ngân hàng cắt giảm nhân sự trong ba tháng đầu năm hầu hết đều nằm trong nhóm đang thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, dẫn đến tinh gọn bộ máy vận hành. LPBank là ngân hàng cắt giảm mạnh quy mô nhân sự nhất khi có tới hơn 1.600 nhân viên rời đi.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 10/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Trong đó, vấn đề quản lý hoạt động quảng cáo trên nền tảng số, đặc biệt là vai trò và trách nhiệm của người nổi tiếng, KOL, YouTuber, TikToker... khi quảng cáo sản phẩm đã làm 'nóng' nghị trường.