Những thương vụ IPO 'bom tấn' đầy hứa hẹn năm 2025
Thứ ba, 28/01/2025 08:27 (GMT+7)
Hoạt động IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) trong những năm gần đây trên thị trường Việt Nam được đánh giá khá ảm đạm. Tuy nhiên năm 2025 đang được kỳ vọng sẽ đón nhiều thương vụ đình đám từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tiêu dùng, bất động sản, sản xuất đến chăn nuôi,...
Nhìn chung đây đều là các công ty con của những tập đoàn lớn đang được niêm yết trên HOSE. Công ty con của Tập đoàn Masan
Một trong các thương vụ được mong chờ trong năm nay là CTCP
Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer - Mã: MCH).
Việc IPO của Masan
Consumer đã được ban lãnh đạo Tập đoàn Masan hé lộ trong ĐHĐCĐ thường niên năm
ngoái, khi dự kiến đưa cổ phiếu MCH từ UpCoM sang HOSE trong ngay năm 2025 này.
Đồng thời Masan Consumer cũng sẽ chào bán thêm hơn 326,8 triệu cổ phiếu ra công
chúng cho cổ đông hiện hữu.
Xuất phát điểm của Masan Consumer là gia vị (đây cũng là
ngành hàng trụ cột của công ty). Cho đến nay, doanh nghiệp này đã tham gia vào
8 ngành hàng tiêu dùng chính tại Việt Nam và sở hữu 5 thương hiệu mạnh, mỗi
thương hiệu giúp mang về 100 - 250 triệu USD doanh thu mỗi năm.
Các thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer gồm Chin Su,
Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, Wake-Up Cà phê,....
Kể từ năm 2017 đến năm 2023, Masan Consumer tăng trưởng với
tốc độ gấp 2,2 lần tốc độ thị trường chung. Theo một báo cáo mới đây của HSBC,
Masan Consumer có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt
xa so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói
trong khu vực.
Số liệu mới nhất, 9 tháng đầu năm 2024, Masan Consumer
ghi nhận doanh thu thuần đạt 21.955 tỷ đồng và lãi ròng đạt 5.552 tỷ đồng, lần
lượt tăng 11% và 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, công ty này đã hoàn
thành 70% kế hoạch doanh thu và 76% kế hoạch lãi cả năm.
Nguồn: Báo cáo tài chính.
Sở hữu vị thế top đầu ngành hàng tiêu dùng, kết quả kinh
doanh tăng trưởng ấn tượng qua những năm gần đây, giá cổ phiếu MCH của Masan
Consumer liên tiếp lập đỉnh mới, công ty ngành hàng FMCG này không khó để đáp ứng
điều kiện niêm yết trên HOSE.
Hiện tại cổ phiếu MCH đang giao dịch quanh mức 238.000 đồng/cp
và là một trong những cổ phiếu đắt đỏ nhất trong cả ba sàn chứng khoán.
Nguồn: TradingView.
2 công ty con của Tập đoàn Hoa Sen
Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) cũng đã công bố
về việc phát hành cổ phiếu ra đại chúng và niêm yết hai công ty con là CTCP Ống
thép Hoa Sen và CTCP Nhựa Hoa Sen. Ý định này đã được tập đoàn sản xuất thép và
tôn mạ top đầu Việt Nam đề cập nhiều lần trước đây.
Tập đoàn Hoa Sen đang thực hiện chủ trương tái cấu trúc,
chuyên môn hoá mảng sản xuất kinh doanh. Trong đó, CTCP Ống thép Hoa Sen sẽ
tiếp nhận toàn bộ hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ống thép. Sau
khi hoàn tất chuyển đổi, tiếp nhận mảng ống thép và kinh doanh có lợi nhuận, tập
đoàn sẽ tiến tới phương án IPO và niêm yết cổ phiếu của CTCP Ống thép Hoa Sen
trên thị trường chứng khoán.
Đối với CTCP Nhựa Hoa Sen, tập đoàn tiếp
tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước triển IPO khi đã chuẩn bị đủ
nguồn lực và điều kiện thị trường cho phép, dự kiến trong thời gian từ năm 2024
đến năm 2026.
CTCP Nhựa Hoa Sen có địa chỉ tại khu công nghiệp
Phú Mỹ I, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Công ty được
thành lập năm 2007, vốn điều lệ hiện tại là 300 tỷ đồng. Tập đoàn Hoa Sen hiện
sở hữu 99,95% vốn tại doanh nghiệp này.
Công ty chăn nuôi của Hoàng Anh Gia Lai
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Hoàng Anh Gia Lai
(HAGL – Mã: HAG),
Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã không ngần ngại tiết lộ về kế hoạch IPO
và niêm yết HOSE đối với CTCP Chăn nuôi Gia Lai.
Lúc đó, bầu Đức chia sẻ, công ty chăn nuôi này đang có kế
hoạch IPO, trước đó công ty gần như chết nhiều năm do nợ ngân hàng Eximbank và không thể
trả được do lãi phạt lớn. Tuy nhiên, sau quá trình đàm phán, đã trả nợ và xoá
được lãi phạt 1.400 tỷ đồng tiền lãi, CTCP Chăn nuôi Gia Lai đang trở lại công
ty cực đẹp”.
“Công ty chăn nuôi này không kém về vốn điều lệ, quy mô đất
không kém so với các công ty chăn nuôi trên sàn, có hơn 2.000 ha đất sở hữu tại
Gia Lai, giá trị cao lắm, đất này đang trồng sầu riêng, chuối và hệ thống chăn
trại nuôi heo hoàn chỉnh”, bầu Đức nói thêm.
Vị Chủ tịch HAGL cũng nhấn mạnh: “Việc công ty sẽ IPO
trong tương lai sẽ có tài sản rất lớn để đầu tư. Hiện tại CTCP Chăn nuôi Gia
Lai đang có hợp đồng với Chứng khoán LPBank, cuối năm có thể hoàn thành”.
Hiện tại CTCP Chăn nuôi Gia Lai có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng
và địa chỉ tại số 15 Trường Chinh, phường Phù Đồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Trong đó, HAGL nắm 85% vốn điều lệ, tương ứng giá trị gốc đầu tư hơn 2.591 tỷ đồng.
CTCP Chăn nuôi Gia Lai tham vọng IPO sau khi được vay 1.000 tỷ đồng từ LPBank. (Ảnh: HAGL).
Công ty con của Tập đoàn Vingroup
Một “bom tấn” IPO khác có thể kể để là CTCP Vinpearl. Ý định này nằm trong kế hoạch đã được lãnh đạo Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật
Vượng thông tin tại ĐHĐCĐ thường niên 2024.
CTCP Vinpearl có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại Đảo Hòn
Tre, phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Lĩnh vực hoạt động
chính là đầu tư, xây dựng và kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn. Tại thời
điểm ngày 30/9/2024, Vingroup (Mã: VIC) sở hữu 85,55% cổ phần của doanh nghiệp.
Theo tìm hiểu, tiền thân của Vinpearl là Công ty TNHH Đầu
tư Phát triển Du lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập vào năm
2001 và đổi tên thành Vinpearl vào năm 2006. Năm 2008, Vinpearl niêm yết trên
HoSE với mã VPL, nhưng đến ngày 26/12/2011, công ty chính thức hủy niêm yết.
Lý do hủy niêm yết là Vinpearl sáp nhập vào CTCP Vincom (Mã:
VIC) để hình thành Tập đoàn Vingroup như ngày nay. Sau sáp nhập, Vinpearl được
tổ chức lại thành Công ty TNHH MTV do Vincom sở hữu 100% vốn.
Theo thông tin từ website, Vinpearl giới thiệu công ty là
thương hiệu dịch vụ du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí lớn nhất Việt Nam. Với 21
năm phát triển, công ty hiện sở hữu, vận hành và quản lý 30 cơ sở khách sạn,
khu nghỉ dưỡng tại 17 tỉnh, thành trên toàn quốc. Công suất phòng đạt hơn
15.900 phòng khách sạn và biệt thự, cùng 3 công viên chủ đề, 2 khu vui chơi giải
trí, 2 công viên bảo tồn và chăm sóc động vật bán hoang dã, 4 sân golf.
Vinpearl dự kiến tiếp tục mở rộng quy mô trong nước và quốc tế trong thời gian
tới.
Vinpearl đang hành và quản lý 30 cơ sở khách sạn, khu nghỉ dưỡng, cùng nhiều khu vui chơi, công viên khác. (Ảnh: Vinpearl).
Về kết quả kinh doanh, Vinpearl từng chịu lỗ nặng trong đại
dịch COVID-19 với mức lỗ 9.570 tỷ đồng năm 2020 và 9.459 tỷ đồng năm 2021. Tuy
nhiên, công ty đã có lợi nhuận trở lại vào năm 2022 với 4.229 tỷ đồng.
Số liệu mới nhất cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, Vinpearl
báo lãi sau thuế 2.579 tỷ đồng, gấp gần 4 lần lợi nhuận cả năm 2023.
Tại cuối tháng 6/2024, vốn chủ sở hữu Vinpearl đạt 31.513
tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp khoảng 36.240 tỷ đồng
Như vậy nếu Vinpearl hoàn tất niêm yết trên sàn, hệ sinh
thái Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ có 5 công ty niêm yết tại Việt Nam,
gồm: Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC), CTCP Vinhomes (Mã: VHM); CTCP Vincom Retail (Mã:
VRE) và CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Mã: VEF). Ngoài ra, công ty
con khác là VinFast (VFS) đang niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ).
TNG là một trong những doanh nghiệp đầu ngành dệt may với doanh thu đều đặn hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và châu Âu. Hiện tại, doanh nghiệp này sản xuất và cung cấp sản phẩm cho Decathlon khắp thế giới.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, mặc dù đối mặt với vô vàn khó khăn trong năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện được sự kiên cường, tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng
Thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trước thông tin thuế đối ứng của Mỹ khiến hàng loạt mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ phiên 3/4. Tổng tài sản các tỷ phú USD của Việt Nam "bay" 743 triệu USD chỉ sau một đêm.
Hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh, và các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.
Theo các chuyên gia, việc Mỹ áp thuế tới 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ gây ra tác động đáng kể tới kinh tế trong nước. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp cần bình tĩnh phân tích tình hình, từ đó có chiến lược ứng phó hiệu quả.
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo chuyên gia, việc tổng thống Mỹ Donald Trump nói Việt Nam phải chịu thêm thuế là “hoàn toàn vô lý” bởi “thuế được trả bởi các công ty, và các công ty này thường chuyển phần chi phí tăng thêm sang người tiêu dùng”.
Mở phiên sáng nay (3/4), nhà đầu tư đã ngay lập tức bán tháo khiến nhiều cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 67 điểm, xuống 1.247 điểm, tương ứng "bay" 5,28%. Những mã giảm sàn, tập trung ở nhóm ngành dệt may, bất động sản...