Siết quản lý bán hàng đa cấp sau hàng loạt vụ sữa, thuốc giả
Thứ sáu, 02/05/2025 10:49 (GMT+7)
Trước hàng loạt vụ việc liên quan đến sản phẩm giả mạo, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp khẩn trương rà soát sản phẩm và hoạt động quảng cáo.
Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (thuộc Bộ Công
Thương), thời gian gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều đường dây sản
xuất, phân phối sữa giả, thuốc giả, cùng tình trạng quảng cáo thổi phồng công dụng
thực phẩm với sự tham gia của những người có sức ảnh hưởng trong xã hội. Thực
trạng này tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng, đồng
thời gây tổn hại niềm tin vào thị trường.
Để kịp thời chấn chỉnh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp rà soát toàn bộ hồ sơ pháp lý liên
quan đến các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm đang kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Các sản phẩm phải được công bố đúng quy định, lưu hành đúng nội dung đã công bố
và đảm bảo thông tin rõ ràng, chính xác về thành phần, công dụng, chất lượng,
nguồn gốc xuất xứ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không được phép quảng
cáo thực phẩm bằng cách sử dụng hình ảnh, trang phục, thiết bị, tên tuổi của
các đơn vị, cơ sở y tế; hay lợi dụng thư cảm ơn, bài viết, lời chứng thực của
bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế hoặc người bệnh. Hình thức quảng cáo này dễ gây
hiểu nhầm về sản phẩm, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Cán bộ điều tra tiến hành kiểm đếm đối với hàng ngàn sản phẩm sữa bột giả các loại bị thu giữ. Ảnh: Báo Công an nhân dân
Đặc biệt, khi sử dụng người có ảnh hưởng để giới thiệu
sản phẩm, doanh nghiệp phải đảm bảo thông tin minh bạch, trung thực, không gây
hiểu lầm về tính chất hoặc công dụng hàng hóa. Cả doanh nghiệp và cá nhân tham
gia quảng bá đều phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật.
Yêu cầu siết chặt quản lý bán hàng đa cấp được đưa
ra trong bối cảnh liên tiếp nhiều vụ việc về hàng giả, hàng kém chất lượng bị
triệt phá trên cả nước. Đầu tháng 4, Bộ Công an đã phát hiện và triệt phá một
đường dây làm giả sữa bột quy mô lớn, liên quan đến gần 573 nhãn hiệu, bao gồm
sữa dành cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai. Điều
tra ban đầu cho thấy nhiều sản phẩm chỉ đạt dưới 70% chất lượng so với tiêu chuẩn
công bố.
Ngày 16/4, lực lượng chức năng tại Thanh Hóa tiếp tục
triệt phá một đường dây buôn bán thuốc tân dược giả, thu giữ khoảng 10 tấn hàng
hóa cùng số tiền thu lợi bất chính lên tới gần 200 tỷ đồng. Gần đây nhất, tại
Phú Thọ, cơ quan chức năng phát hiện một kho thực phẩm giả quy mô lớn do Công
ty TNHH Famimoto Việt Nam quản lý, với tang vật gồm hơn 71.000 lít dầu ăn, 40 tấn
mì chính, 22 tấn hạt nêm, 9 tấn bột canh, gần 84 tấn phụ gia thực phẩm và hơn
1,5 triệu vỏ bao bì, can nhựa.
Các vụ việc nối tiếp cho thấy mức độ tinh vi, liều
lĩnh của các đối tượng làm giả thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồng thời đặt ra yêu
cầu cấp bách về tăng cường quản lý, siết chặt hoạt động kinh doanh đa cấp nhằm
bảo vệ người tiêu dùng và ổn định thị trường.
Bộ Công an vừa khởi tố thêm 4 bị can liên quan vụ sản xuất, buôn bán gần 600 loại sữa giả. Đáng chú ý, 150.000 USD đã được dùng để "chạy án" nhưng bị chiếm đoạt, làm lộ ra thêm nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cảnh báo nhiều thủ đoạn tinh vi trong sản xuất, kinh doanh sữa, thuốc giả và kêu gọi người tiêu dùng nâng cao cảnh giác, chủ động tố giác hành vi vi phạm.
Trước tình trạng sữa bột giả gây hoang mang dư luận, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi khẩn cấp 12 sản phẩm dinh dưỡng vi phạm và cảnh báo người dân ngừng sử dụng 72 sản phẩm khác đang trong diện điều tra.
Lợi dụng biến động giá vàng và dịp lễ lớn, nhiều đối tượng đã lập tài khoản mạng xã hội giả mạo doanh nghiệp uy tín để rao bán bạc thỏi khắc hình kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, nhằm chiếm đoạt tiền của người dân.
Chỉ với vài chục ngàn đồng, người tiêu dùng có thể dễ dàng sở hữu một chiếc bếp gas mini cùng bình gas cũ đã qua sử dụng, được bán tràn lan tại các tiệm tạp hóa, khu nhà trọ hay trên các sàn thương mại điện tử. Nhưng sự tiện lợi này lại ẩn chứa nguy cơ khôn lường những quả “bom nổ chậm” ngay trên bàn ăn.
Chỉ từ vài chục nghìn đồng, hàng loạt mẫu máy hút bụi mini được bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) với hàng nghìn lượt mua. Nhưng đằng sau giá rẻ là những trải nghiệm “đắng lòng” từ người tiêu dùng.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định thu hồi toàn quốc lô thuốc viên nén Tegrucil-1 (Acenocoumarol 1mg) do vi phạm mức độ 3 trong tiêu chuẩn chất lượng (chỉ tiêu đồng đều hàm lượng).
Carnaval Hạ Long 2025 hoàn toàn miễn phí, nhưng nhiều đối tượng đang rao bán vé giả để trục lợi. Cảnh báo người dân không mua vé từ nguồn không rõ ràng để tránh bị lừa đảo và vi phạm pháp luật.