Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu làn sóng doanh nghiệp hồi sinh
Tháng 1/2025, 22.800 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 65,2%. Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu với 8.300 doanh nghiệp. Doanh nghiệp mới giảm, nhưng xu hướng phục hồi kinh tế vẫn rõ nét.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Trung Quốc và Hong Kong vượt mặt Mỹ nhập khẩu tôm Việt Nam đạt kỷ lục 843 triệu USD trong năm 2024.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch
xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc và Hong Kong đã ghi nhận mức tăng
trưởng mạnh trong năm 2024, đạt 843 triệu USD, tăng 39% so với năm 2023 và vượt Mỹ (756 triệu USD)
để trở thành thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam.
Trong nửa đầu tháng 1/2025, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với mức tăng lên đến 191% so với cùng kỳ năm trước, đạt mốc 51 triệu USD.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), năm 2024, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 6,8 tỷ USD, giảm 10% so với năm trước. Trong khi nhập khẩu từ Việt Nam tăng, Trung Quốc giảm nhập khẩu từ các nguồn cung khác.
Nhiều yếu tố đã góp phần thúc đẩy sự gia tăng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian qua. Theo VASEP, sự suy giảm nguồn cung tôm nội địa của Trung Quốc là do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi.
Thêm vào đó, việc Ecuador, một đối thủ lớn trong ngành tôm của Trung Quốc, giảm sản lượng xuất khẩu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tôm Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường này. Trong năm 2024, xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 14% so với năm 2023.
Trong khi đó, tôm chân trắng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và Hong Kong cũng ghi nhận sự sụt giảm nhẹ 5%, với kim ngạch đạt gần 305 triệu USD. Tuy nhiên, tôm Việt Nam vẫn duy trì được vị thế và tiếp tục phát triển mạnh tại thị trường “tỉ dân” nhờ vào chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã triển khai các biện pháp kích thích tiêu dùng trong nước nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm, bao gồm tôm. Các chính sách này không chỉ giúp người tiêu dùng Trung Quốc dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm thủy sản mà còn tạo ra một môi trường xuất khẩu thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là ngành tôm của Việt Nam.
Các chuyên gia của
VASEP cho biết, tôm Việt Nam có giá thành cạnh tranh hơn so với tôm từ các quốc
gia khác như Australia và Canada.
Một trong những sản phẩm có sự tăng trưởng vượt bậc trong cơ cấu xuất khẩu tôm của Việt Nam chính là tôm hùm. Năm 2024, tôm hùm Việt Nam đã chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hong Kong, đạt mức tăng trưởng lên đến 174% so với năm trước. Tôm chân trắng và tôm sú lần lượt chiếm trên 36% và 12%. Ngoài ra, xuất khẩu tôm loại khác ghi nhận tăng mạnh 174%. Tôm khác chế biến tăng 199%, tôm khác sống/tươi/đông lạnh tăng 185%.
Tuy nhiên, tôm sú bán sang Trung Quốc đã giảm mạnh hơn so với tôm chân trắng. Đặc biệt là tôm sú chế biến giảm mạnh nhất lên tới 44%. Các sản phẩm tôm nước ấm, bao gồm tôm chân trắng đông lạnh, ghi nhận sự giảm sút.
Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm hùm của Việt Nam, chiếm đến 98 - 99%. Các thị trường khác như Thái Lan, Singapore, Hong Kong và Đài Loan chỉ chiếm khoảng 1-2%.
Theo chuyên gia của VASEP, thị trường tôm chân trắng tại Trung Quốc gần Tết Nguyên đán vẫn trầm lắng, giá giảm do sự suy giảm nhu cầu từ tầng lớp trung lưu. Mặc dù tôm chân trắng từng là lựa chọn phổ biến vì giá hợp lý và dinh dưỡng cao, nhưng sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế, giảm thu nhập và chi phí sinh hoạt tăng khiến người tiêu dùng chú trọng vào hiệu quả chi phí, làm giảm nhu cầu đối với sản phẩm này.
Xu hướng giảm tiêu dùng rõ rệt ở các thành phố lớn, khi người dân ưu tiên thực phẩm giá phải chăng và dễ bảo quản như thịt. Tại các thị trường trung cấp và bình dân, tôm chân trắng giảm mạnh, trái ngược với sự ổn định của các mặt hàng thủy sản cao cấp như tôm hùm, cá hồi, cua hoàng đế ở thị trường cao cấp.
Sự sụt giảm này phản ánh tình trạng yếu thế của thị trường tiêu dùng bình dân trước áp lực kinh tế. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu tôm cần tập trung vào các sản phẩm như tôm hùm và phát triển chiến lược quảng bá, kích thích tiêu thụ tôm chân trắng và tôm sú tại Trung Quốc.