Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu làn sóng doanh nghiệp hồi sinh
Thứ bảy, 08/02/2025 16:25 (GMT+7)
Tháng 1/2025, 22.800 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 65,2%. Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu với 8.300 doanh nghiệp. Doanh nghiệp mới giảm, nhưng xu hướng phục hồi kinh tế vẫn rõ nét.
Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ có số lượng doanh nghiệp hoạt động trở lại trong tháng 1/2025 cao nhất. Ảnh: Xuân Đoàn
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2025 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, với 22.800 doanh nghiệp quay lại thị trường, tăng 65,2% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có số lượng doanh nghiệp hoạt động trở lại cao nhất, đạt gần 8.300 đơn vị, tăng tới 94%.
Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề khác cũng ghi nhận tín hiệu tích cực. Lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội có mức tăng ấn tượng 93,4%, tài chính – ngân hàng tăng 79,5%, bất động sản tăng 51%, nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản tăng 50,9%.
Về địa bàn, khu vực Đông Nam Bộ dẫn đầu với 9.200 doanh nghiệp quay lại thị trường, tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng với 6.700 doanh nghiệp.
Ở chiều ngược lại, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1-2025 giảm so với cùng kỳ năm trước. Tổng cộng có 10.600 doanh nghiệp đăng ký mới, chủ yếu là quy mô nhỏ, dưới 10 tỷ đồng. Lĩnh vực dịch vụ vẫn chiếm ưu thế với 75,1% tổng số doanh nghiệp mới, trong khi lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp giảm lần lượt 29,6% và 33,9%.
Nhìn chung, dù số lượng doanh nghiệp mới có phần chững lại, nhưng xu hướng doanh nghiệp quay lại hoạt động cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét của nền kinh tế.
Lãnh đạo TP Nha Trang (Khánh Hòa) vừa thông báo kết quả kiểm tra quán ăn trên đường Nguyễn Thiện Thuật, nơi bị du khách Trung Quốc tố cáo tính giá "trên trời". Chủ quán bị xác định vi phạm 5 lỗi nghiêm trọng trong kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Năm nay, do giá vàng tăng cao, người dân chủ yếu chỉ mua nhẫn tròn trơn với số lượng từ 1 đến 2 chỉ để lấy vía, thay vì đầu tư số lượng lớn như những năm trước.
Ứng dụng eTax Mobile thời gian qua gặp một số trục trặc kỹ thuật, khiến nhiều người dùng không thể đăng ký tài khoản hoặc nộp hồ sơ đúng thời hạn. Cục Thuế khẳng định sẽ không xử phạt người nộp thuế nếu việc chậm trễ xuất phát từ lỗi hệ thống.
Bị phát hiện làm giả hàng loạt sản phẩm nước giặt, nước xả thương hiệu D-nee, Hygiene… Công ty H.V ở Hưng Yên đối mặt án hình sự. Luật sư cho rằng cần xử lý nghiêm hành vi sản xuất hàng giả để bảo vệ người tiêu dùng và ngăn chặn gian lận thương mại.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, trong đó chú trọng siết chặt hoạt động quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm, sữa và thực phẩm chức năng.
Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi toàn bộ lô cam thảo vi phạm chất lượng do một công ty ở Hà Nội sản xuất, cảnh báo mức độ nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.
Gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc bị phát hiện đang trên đường vận chuyển ở Lạng Sơn. Tại Quảng Ninh, một công ty cũng bị phát hiện kinh doanh 90kg mực nhập lậu, không có giấy tờ hợp lệ. Hai vụ việc nối tiếp nhau cho thấy vấn nạn thực phẩm trôi nổi, không kiểm dịch vẫn âm thầm len lỏi trên thị trường.
Trong bối cảnh cả nước đang triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp và cập nhật địa giới hành chính mới, người nộp thuế cần đặc biệt cảnh giác với những chiêu lừa đảo tinh vi. Cục Thuế đã phát đi cảnh báo khẩn, kèm theo 5 khuyến cáo cụ thể giúp người dân không “sập bẫy”.