Thủ tướng yêu cầu trình khung pháp lý tiền số trong tháng 3
Chủ nhật, 02/03/2025 18:06 (GMT+7)
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất, trình Chính phủ ngay trong tháng 3 về khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số lành mạnh và hiệu quả.
Đây là
một nội dung trong Chỉ thị số 05/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm,
đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo
đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Chỉ thị này được Thủ
tướng Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 1/3.
Trong
đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
theo chức năng, nhiệm vụ được giao đề xuất, trình Chính phủ ngay trong tháng 3
năm 2025 về khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ
thuật số lành mạnh và hiệu quả.
(Ảnh minh hoạ)
Còn
theo kết luận tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương mới
đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhất trí với đề xuất của Ban Chính sách, chiến
lược Trung ương về việc cần sớm quản lý đồng tiền kỹ thuật số dưới dạng một
loại tài sản ảo để tránh các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và các vấn đề xã hội, đồng thời giúp đóng góp giá trị
cho kinh tế đất nước.
Tổng Bí
thư đề nghị Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ cần sớm thể chế hóa và cụ thể
hóa để quản lý lĩnh vực này. Nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát
(sandbox) để thành lập "sàn giao dịch" cho hoạt động này.
Theo
ông Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, hiện nay Ngân
hàng Nhà nước chưa phát hành đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương.
Trong
khi đó, các đồng tiền kỹ thuật số khác mặc dù chưa được pháp luật Việt Nam thừa
nhận là một loại tiền tệ, nhưng đang được người Việt Nam sở hữu, đầu tư và giao
dịch rất lớn, chủ yếu thông qua các sàn giao dịch nước ngoài.
Vì vậy, ông Trần Lưu Quang cho rằng cần thiết phải sớm có khung pháp lý quản lý
việc giao dịch loại tài sản này.
Trước đó,
Góp ý vào hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết nêu trên, Bộ Tài chính cho biết
hiện nay Việt Nam chưa có quy định về tài sản số, tiền
số. Trong khi đó, việc quản lý tài sản này sẽ phải theo quy trình
phát hành, sở hữu, giao dịch, cấp phép cung cấp dịch vụ, bảo mật thông tin...
để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.
Lo ngại ảnh hưởng tới an ninh tài chính, Bộ Tài
chính đề nghị cơ quan quản lý cần lấy thêm ý kiến Ngân hàng Nhà nước -
cơ quan quản lý tiền tệ, bởi tài sản số, tiền số có
thể được dùng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch tài chính.
Theo số
liệu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, giai đoạn 2021-2022, Việt Nam nằm trong
top 3 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số (tương đương 21% dân số
Việt Nam sở hữu), chỉ sau UAE và Mỹ.
Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ cho phép thành lập tổ công tác liên ngành xây dựng đề án quản lý tài sản ảo, tiền ảo. Bộ này cũng giao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tìm hiểu quy định thế giới, tổng hợp ý kiến bộ ngành về giải pháp quản lý tài sản ảo, tiền ảo.
Dù ngành công an đã nhiều lần cảnh báo về các sàn giao dịch tiền ảo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thế nhưng loại tội phạm này vẫn hoạt động phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Nhiều người vì ham lợi nhuận cao nên lọt vào bẫy của các đối tượng lừa đảo, dẫn tới mất hàng chục tỷ đồng.
Tiền ảo bitcoin được giao dịch ở mức cao kỷ lục 52.640 USD/bitcoin (1,21 tỷ đồng) chỉ sau một đêm, tăng gần 58% trong tháng này khiến một số nhà phân tích cảnh báo rằng đà tăng giá có thể không bền vững, theo Reuters.
Thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trước thông tin thuế đối ứng của Mỹ khiến hàng loạt mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ phiên 3/4. Tổng tài sản các tỷ phú USD của Việt Nam "bay" 743 triệu USD chỉ sau một đêm.
Hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh, và các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.
Theo các chuyên gia, việc Mỹ áp thuế tới 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ gây ra tác động đáng kể tới kinh tế trong nước. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp cần bình tĩnh phân tích tình hình, từ đó có chiến lược ứng phó hiệu quả.
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo chuyên gia, việc tổng thống Mỹ Donald Trump nói Việt Nam phải chịu thêm thuế là “hoàn toàn vô lý” bởi “thuế được trả bởi các công ty, và các công ty này thường chuyển phần chi phí tăng thêm sang người tiêu dùng”.
Mở phiên sáng nay (3/4), nhà đầu tư đã ngay lập tức bán tháo khiến nhiều cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 67 điểm, xuống 1.247 điểm, tương ứng "bay" 5,28%. Những mã giảm sàn, tập trung ở nhóm ngành dệt may, bất động sản...