Thu hồi nhiều lô sản phẩm tăng cường sinh lý nam không đảm bảo an toàn
Thứ hai, 17/03/2025 14:18 (GMT+7)
Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 79/QĐ-ATTP ngày 15/3/2025 về việc thu hồi hàng loạt lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm bổ sung không đảm bảo an toàn.
Theo quyết định của Cục ATTP, các
sản phẩm bị thu hồi gồm:
MAN PLUS GOLD, Số lô: 040325 (NSX: 04/03/2025, HSD: 04/03/2028), 022024 (NSX:
02/12/2024, HSD: 02/12/2027). Thương nhân chịu trách nhiệm: Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Bảo
Ngọc (Hà Nội). Lý do thu hồi: Sản xuất tại Công ty TNHH Hoàng Gia Hòa Bình, đơn vị
không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt tiêu chuẩn thực hành sản
xuất tốt (GMP).
Sản phẩm MAN PLUS GOLD
MAN PLUS, Số lô: 102025 (NSX: 10/02/2025, HSD: 10/02/2028). Thương nhân chịu trách nhiệm: Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Bảo
Ngọc. Lý do thu hồi: Theo thông tin trên nhãn, sản phẩm này thuộc nhóm
thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng chưa được công bố theo quy định.
Cục ATTP yêu cầu thu hồi sản phẩm Đông trùng hạ thảo số lô: 040325 (NSX: 04/03/2025, HSD: 04/03/2028), Nhà sản xuất: Công ty TNHH Hoàng Gia Hòa Bình (Hòa Bình). Lý do thu hồi: Trên nhãn ghi "Hàng tặng không bán, hàng lưu
hành nội bộ", nhưng sản phẩm này đã được bán trên thị trường mà chưa thực
hiện công bố sản phẩm theo quy định.
Cũng trong danh sách bị thu hồi, Trà Nam Dương số lô 012025 (NSX: 13/01/2025, HSD: 13/01/2027) và 012024 (NSX:
12/11/2024, HSD: 12/11/2027). Thương nhân chịu trách nhiệm: Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế Bảo
Ngọc. Lý do thu hồi: Sản phẩm được xếp vào nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
nhưng chưa công bố theo quy định.
Cục
ATTP yêu cầu Công ty TNHH Hoàng Gia Hòa Bình và Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế
Bảo Ngọc tổ chức thu hồi các lô sản phẩm trên dưới sự giám sát của cơ quan quản
lý nhà nước. Thời hạn thu hồi từ ngày 12/3/2025 đến ngày 19/3/2025.
Sau
khi hoàn tất thu hồi, các công ty này phải báo cáo với Cục ATTP và các cơ quan
chức năng có thẩm quyền để đảm bảo việc xử lý đúng quy định.
Cục
ATTP khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm thuộc danh mục thu hồi.
Đồng thời, khi mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ
nguồn gốc xuất xứ, thông tin công bố sản phẩm để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức
khỏe.
Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP HCM kiểm tra hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị em rọt, xử lý nghiêm hoạt động quảng cáo vi phạm quy định của sản kẹo rau củ Kera (nếu có).
Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng giả, chất lượng kém, thiếu minh bạch. Để bảo vệ người tiêu dùng, cần có giải pháp từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp và chính người mua, hướng tới một thị trường minh bạch, bền vững.
Tổng giá trị giao dịch trên 4 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đạt 16 tỷ USD trong năm 2024, với Shopee và TikTok Shop chiếm đến 93% thị phần. Đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì trong quý I/2025, cho thấy sức mua online vẫn rất mạnh mẽ.
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food đã có bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm dầu thực vật. Tuy nhiên, Bộ Công Thương chưa cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với doanh nghiệp này.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi gần 60 số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước. Trong đó, nhiều thương hiệu nổi tiếng như Anessa, Hadalabo, DHC… được nêu tên. Một số doanh nghiệp chủ động đề nghị thu hồi trong bối cảnh kiểm tra hậu kiểm đang siết chặt.
Công ty Nhật Minh Food bị phát hiện "hô biến" dầu thực vật dùng cho chăn nuôi thành dầu ăn OFOOD dành cho người, tiêu thụ hàng chục nghìn tấn ra thị trường. Vụ việc gây rúng động ngành thực phẩm, đặt ra cảnh báo nghiêm trọng về an toàn sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm quản lý.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 20 sản phẩm của Công ty TNHH quốc tế Đại Cát Á - tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng tại Cao Bằng và Quảng Ninh đã đồng loạt ra quân, phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa vi phạm, bao gồm gần 123.000 kg nguyên liệu thuốc lá nhập lậu và hơn 47 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Từ vụ việc sữa bột HIUP bị xác định là hàng giả, câu hỏi đặt ra là người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật sẽ chịu trách nhiệm gì? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết, nếu cố ý tiếp tay, họ hoàn toàn có thể bị truy tố hình sự.