Quán ăn 'chặt chém' có thể bị phạt đến 30 triệu đồng
Thứ bảy, 01/02/2025 12:53 (GMT+7)
Quán ăn thu giá cao bất thường có thể bị phạt đến 30 triệu đồng. Người dân nên chọn quán niêm yết giá, hỏi giá trước khi gọi món, kiểm tra hóa đơn và phản ánh ngay nếu bị "chặt chém".
Thạc sĩ - Luật sư Nguyễn Đức Hùng (Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiện Duyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)
Liên quan đến vụ quán bún riêu ở Hà Nội thu 1,2 triệu
đồng/3 bát, Thạc sĩ - Luật sư Nguyễn Đức Hùng (Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiện
Duyên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết:
Theo Điều 18, Nghị định 177/2013, các cơ sở kinh doanh phải
niêm yết giá rõ ràng, không gây nhầm lẫn. Nếu không niêm yết hoặc bán cao hơn
giá công khai, sẽ bị xử phạt theo Nghị định 109/2013 (sửa đổi bởi Nghị định
49/2016). Cụ thể:
Phạt 500.000 - 1 triệu đồng nếu không niêm yết giá hoặc
niêm yết không rõ ràng.
Phạt 5 - 10 triệu đồng nếu bán cao hơn giá niêm yết.
Phạt 20 - 30 triệu đồng nếu vi phạm với hàng hóa thuộc danh
mục bình ổn giá, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
Doanh nghiệp vi phạm bị phạt gấp đôi mức trên.
Ngoài ra, chủ quán bắt buộc phải trả
lại phần tiền thu vượt giá niêm yết cho khách hàng. Nếu không xác định được
người mua, số tiền này sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.
Người dân cần làm gì
khi bị “chặt chém”?
Để tránh mất tiền oan khi đi ăn uống
hoặc mua sắm, Luật sư Nguyễn Đức Hùng cũng tư vấn người dân cần lưu ý những nguyên tắc sau:
Chọn quán có niêm yết giá: Ưu tiên các nhà
hàng, quán ăn công khai giá rõ ràng, tránh những nơi mập mờ.
Hỏi giá trước khi gọi món: Xem kỹ thực đơn, đặc
biệt với các món tính theo thời giá; Hỏi rõ về phụ phí: ghế ngồi, khăn giấy, ô
che nắng, thuế, phí phục vụ…; Nếu có thể, chụp bảng giá niêm yết để làm bằng
chứng.
Kiểm tra hóa đơn trước khi thanh toán:
Không
vội trả tiền ngay, hãy xem lại hóa đơn để tránh bị tính phí vô lý.
Lưu số điện thoại đường dây nóng: Khi bị “chặt chém”,
hãy liên hệ các số hỗ trợ như: Tổng đài phản ánh du lịch của địa phương; Cảnh
sát khu vực; Khách sạn/homestay nơi lưu trú
Không ngại mặc cả: Tại các khu du
lịch, người bán có thể “hét giá” cao hơn thực tế. Nếu mua hàng tại quầy không
niêm yết giá, hãy mạnh dạn mặc cả.
Tránh xa “cò” dịch vụ: Không tin vào lời
mời chào từ “cò” xe ôm, taxi, khách sạn, quán ăn… Họ thường dẫn khách đến những
nơi có giá cao để lấy hoa hồng. Tốt nhất, hãy tự tìm hiểu thông tin hoặc đặt
dịch vụ qua kênh chính thống để tránh bị lừa.
Khách hàng trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún riêu vào tối mùng 1 Tết. Ảnh chụp Threads nhân vật.
Trước đó, một tài khoản trên Threads
chia sẻ đã phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún riêu vào đêm mùng 1 Tết (29/1),
kèm theo lời nhắc nhở "đi ăn nhớ hỏi giá trước". Bài viết nhanh chóng
thu hút 4.200 lượt thích và 1.200 bình luận, gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Đến tối 31/1, bà Hoàng Thị Tuyết Lan,
Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, ngay sau
khi nắm bắt thông tin bà đã chỉ đạo công an phường làm rõ việc quán bún riêu bị
phản ảnh tại số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Theo Chủ tịch UBND phường Bách Khoa, chủ
quán đã thừa nhận sai sót, giải thích rằng chỉ "đùa" khi báo giá
nhưng khách lại tưởng thật và chuyển khoản đủ số tiền. Sau đó, quán đã đăng lời
xin lỗi trên mạng xã hội và tìm cách hoàn tiền cho khách nhưng chưa liên hệ
được.
Lực lượng chức năng đã tạm đình chỉ
quán và tiếp tục xác minh có hay không hành vi "chặt chém" để xử lý
theo quy định.
Trong khi vụ việc kho hàng không rõ nguồn gốc trị giá hơn 20 tỷ đồng đang bị điều tra, tài khoản mạng xã hội Mailystyle vẫn livestream bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội.
Luật sư Hoàng Văn Hà nhận định, vi phạm tại cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh có thể bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Bộ Y tế vừa chính thức yêu cầu tạm dừng lưu thông sản phẩm Viên nén sủi Apiroca-B, sau khi phát hiện hàm lượng vitamin B2 trong sản phẩm vượt quá giới hạn an toàn.
Bức tranh thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2025 đang ghi nhận một nghịch lý thú vị: Sức mua tăng vọt nhưng số lượng nhà bán lại giảm. Mọi ánh nhìn giờ đây đang đổ dồn về TikTok Shop, cái tên đang âm thầm “lật bàn cờ” ngành mua sắm trực tuyến.
Giữa lúc thị trường mỹ phẩm đang vào mùa cao điểm, lực lượng chức năng Hà Nội bất ngờ phát hiện một lô lớn mặt nạ dưỡng da nhập lậu, với tổng số lượng lên tới 15.000 sản phẩm. Toàn bộ đều không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ và được xác định là hàng lậu.
Ngày 24/7, tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, mới đây, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Chu Bá Hiện - chủ hộ kinh doanh mỹ phẩm tại phường Việt Yên, sau khi phát hiện ông này đang buôn bán hơn 2.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
8 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Vạn Minh vừa bị Cục Quản lý Dược thu hồi số tiếp nhận do vi phạm công thức và ghi nhãn sai sự thật. Công ty này cũng bị tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố mới.
Một loại thuốc trị hen suyễn phổ biến mang nhãn Theophylline 100mg vừa bị phát hiện là thuốc giả, hàm lượng dược chất chỉ đạt chưa tới 20% so với tiêu chuẩn. Cục Quản lý Dược cảnh báo khẩn, yêu cầu thu hồi toàn quốc, truy tìm tận gốc lô hàng nguy hiểm này.
Chỉ trong vài tuần gần đây, hàng loạt đường dây buôn bán, sản xuất hàng giả đã bị bóc gỡ tại TP HCM và Hà Nội. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, lực lượng chức năng đang cho thấy thái độ không khoan nhượng trước vấn nạn hàng giả, hàng cấm. Thông điệp được phát đi rõ ràng: Xử lý tận gốc, triệt để, không ngoại lệ và tuyệt đối không có vùng cấm.