hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Luật sư Hoàng Văn Hà nhận định, vi phạm tại cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh có thể bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Liên quan đến hàng loạt vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm tại hai cơ sở nổi tiếng sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh (11 Hàng Than, quận Ba Đình) và Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Hương (50 An Dương, quận Tây Hồ) những ngày qua. Luật sư Hoàng Văn Hà, thuộc Công ty Luật ARC Hà Nội cho biết, việc đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là yêu cầu pháp luật. Theo Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn gốc nguyên liệu, nhân sự và giấy phép hoạt động.
“Những vi phạm như trên có thể bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động, hoặc nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả lớn”, luật sư Hà nói.
Theo luật sư Hà, các vi phạm về ATTP không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng mà còn làm mất uy tín của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thương hiệu lâu năm. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao dịp Tết, việc các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định vệ sinh, an toàn là điều đáng báo động. Điều này đòi hỏi cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đồng thời nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của ATTP.
Để hoạt động trở lại, các cơ sở cần khẩn trương sửa chữa các lỗi về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện vệ sinh, bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý và đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra lại. Về lâu dài, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, xây dựng quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt và tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ vốn và công nghệ, đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm an toàn, chất lượng. Với những cơ sở không thể đáp ứng yêu cầu do diện tích hoặc vị trí không phù hợp, việc di dời hoặc xây dựng mới sẽ là giải pháp tối ưu để đảm bảo môi trường sản xuất đạt chuẩn.
Trước đó, ngày 2/1, đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) của Hà Nội đã thực hiện đợt kiểm tra định kỳ tại các cơ sở sản xuất thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán. Qua kiểm tra tại hai cơ sở nổi tiếng là bánh cốm Nguyên Ninh (11 Hàng Than, quận Ba Đình) và Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Hương (50 An Dương, quận Tây Hồ), đoàn phát hiện hàng loạt vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Cụ thể, Cơ sở sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh, nổi tiếng với thương hiệu truyền thống lâu đời, lại để xảy ra nhiều sai phạm đáng lo ngại. Khu vực sản xuất được tận dụng ngay trong gian bếp sinh hoạt gia đình, không có sự phân chia khu vực chức năng rõ ràng. Tại thời điểm kiểm tra, nền nhà bong tróc, ẩm mốc, cống rãnh hở, rác thải ứ đọng. Dụng cụ chế biến không được vệ sinh định kỳ, cáu bẩn, và khu vực sản xuất có sự xuất hiện của côn trùng, thậm chí cả phân động vật.
Đặc biệt, nhà vệ sinh được đặt ngay trong khu vực sơ chế và chế biến – một vi phạm nghiêm trọng về vệ sinh ATTP. Nguyên liệu sản xuất, như cốm khô, được chứa trong bao tải đặt gần tường ẩm mốc và khu vực lối đi, không đảm bảo điều kiện bảo quản.
Ngoài ra, khi kiểm tra hồ sơ pháp lý, cơ sở không cung cấp được giấy khám sức khỏe, chứng nhận tập huấn ATTP của cả chủ cơ sở và 5 nhân viên, cũng như hồ sơ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm và bao bì. Nhãn sản phẩm không phù hợp với bản công bố sản phẩm và quy định về ghi nhãn hàng hóa.
Cùng ngày, đoàn kiểm tra tiếp tục đến kiểm tra Công ty TNHH chế biến thực phẩm Thanh Hương, chuyên sản xuất bánh jambon. Kết quả cho thấy cơ sở này cũng không đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh và pháp lý.
Khu vực sản xuất của công ty không được bố trí theo nguyên tắc một chiều, thiếu sự phân khu riêng biệt. Tường, trần và nền khu vực sản xuất đều xuống cấp. Sản phẩm đang được đóng gói trực tiếp trên mặt sàn, không có bàn đóng gói chuyên dụng. Khu vực cửa sổ không có lưới chống côn trùng, bám đầy bụi bẩn, và xuất hiện gián trong khu vực sản xuất.
Về mặt pháp lý, cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP và cũng không cung cấp được hợp đồng hay hồ sơ chứng minh nguồn gốc của nguyên liệu như hạt điều, ruốc thịt – những thành phần chính trong sản phẩm bánh jambon.
Trước loạt vi phạm nghiêm trọng tại hai cơ sở, đoàn kiểm tra đã yêu cầu tạm dừng hoạt động để khắc phục ngay các tồn tại. Ban chỉ đạo công tác ATTP quận Ba Đình và quận Tây Hồ sẽ tiếp tục làm việc với các cơ sở để xử lý theo đúng quy định pháp luật.