Hòa thượng Thích Gia Quang: Phật giáo không có tục đốt vàng mã
Tục đốt vàng mã trong Phật giáo không có. Hành vi này là du nhập từ đạo lão của Trung Quốc. Quan điểm của Giáo hội Phật giáo chúng tôi không có tục đốt vàng mã.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Với kiến trúc ấn tượng và độc đáo, Pháp viện Minh Đăng Quang là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Sài Gòn thu hút hàng trăm du khách.
Pháp viện Minh Đăng Quang là một ngôi chùa rộng lớn và nổi bật nằm tại địa chỉ số 505 đường Võ Nguyên Giáp, An Phú, Thủ Đức, TP HCM.
Từ vùng đất hoang sơ với tổng diện tích là 62.000m2, Pháp viện Minh Đăng Quang đã được xây dựng lên để trở thành một quần thể kiến trúc rộng lớn và nổi tiếng ở ngay trung tâm thành phố. Pháp viện Minh Đăng Quang được xây lên với dụng ý làm một trung tâm hoằng pháp lâu dài và tương xứng với sự phát triển của Giáo hội Tăng-già Khất Sĩ Việt Nam.
Nơi đây cũng đã xác lập nên 4 kỷ lục Việt Nam về: Ngôi tịnh xá có bốn bảo tháp lớn nhất Việt Nam; Bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất; Nơi tổ chức Đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất; Nơi diễn ra lễ khất thực cổ Phật lớn nhất.
Những ngày đầu, Pháp viện chỉ là một ngôi chánh điện nhỏ được cất tạm và một số am cốc bằng tre. Tuy hoàn cảnh lúc ấy còn rất khó khăn nhưng các hòa thượng, thượng tọa, đại đức tăng trong giáo đoàn đã cùng nhau san lấp, dọn dẹp, vun xới để Pháp viện có một diện mạo mới trang nghiêm hơn.
Năm 1989, các chư tôn đức trong giáo đoàn đã cùng nhau phát động phong trào trồng cây xanh tạo cảnh quan cho pháp viện. Bởi vậy, ngay từ cổng tam quan du khách đã được tận hưởng bầu không khí vô cùng trong lành, xanh mát.
Đến năm 2009 là lần trùng tu lớn nhất của Pháp viện. Dưới sự chứng minh của Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên cùng các Hòa thượng, chư Tôn Đức và lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự thành hội Phật giáo TP HCM, lễ khởi công đại trùng tu Pháp viện Minh Đăng Quang đã được diễn ra vào ngày 28/6/2009.
Sau quá trình trùng tu, diện tích của pháp viện còn lại là 37.490m2 ở mặt tiền xa lộ Hà Nội, cánh hữu là đại lộ Đông Tây, mặt hậu là đường Lương Định Của. Tòa Pháp viện Minh Đăng Quang được kiến thiết mang tầm vóc quốc tế.
Hạng mục chính tọa lạc ở giữa là một kiến trúc ngang 40m, dài 70m, cao 3 tầng. Tầng trên là ngôi chánh điện bát giác truyền thống đường kính 32m. Chính giữa thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tầng dưới là thiền đường rộng 24m, dài 50m. Phía sau thiền đường là một điện thờ Đức Phật trong tư thế Niết-bàn. Tầng dưới thiền đường là giảng đường rộng 40m, dài 50m. Phía sau là một sảnh lớn đa chức năng. Ngoài ra còn có một tầng hầm dùng làm nhà bếp và trai đường. Phía sau kiến trúc chính là tòa nhà “Tây Phương Cực Lạc” cao 5 tầng, dài 36m, rộng 12m, thờ chư vị lịch đại Tổ sư và Cửu Huyền Thất Tổ, sau nữa là khu vực Tuệ Tĩnh Đường và những hạng mục Từ thiện xã hội.
Bốn góc của kiến trúc chính là bốn ngôi tháp. Tháp bên trái phía trước có tên là Tháp Ca-diếp, nơi thờ bảy đức Phật quá khứ và lịch đại Tổ sư. Tháp bên phải phía trước có tên là Tháp Xá-lợi-phất. Tầng trên của tháp Xá-lợi-phất tôn trí Pháp bảo tam tạng kinh luật luận bằng các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Hán, Anh, Việt… có nội dung triết học, văn học, sử học Phật giáo…Tầng trệt là phòng đọc sách dành cho mọi đối tượng. Hai tháp phía sau là nơi thờ linh cốt của chư Tăng và Phật tử.
Pháp viện Minh Đăng Quang đã trải qua các đời trụ trì như: Hòa thượng Thích Giác Phúc, Hòa thượng Thích Giác Huyền, Hòa thượng Thích Giác Lai. Đến năm 2014, Hòa thượng Thích Giác Toàn được Giáo hội bổ nhiệm trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang. Từ đó, Hòa thượng đã kiến tạo Pháp viện này trở thành trung tâm hoằng pháp, giáo dục, hành chánh, văn hóa của hệ phái.
Nổi bật là năm 2014, đại lễ tưởng niệm 60 năm Tổ sư vắng bóng được diễn ra long trọng vào ngày mùng 1/2 tại Pháp viện Minh Đăng Quang. Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quy tụ hàng nghìn tín đồ Phật tử về tham dự để tưởng nhớ công ơn to lớn của Tổ sư Minh Đăng Quang đã khai sơn lập đạo. Sự kiện cũng đánh dấu quá trình hình thành và phát triển 70 năm đạo Phật Khất sĩ có mặt tại nước ta.
Sau 10 năm nhận nhiệm vụ và phát triển Pháp viện, do sức khỏe yếu, Hòa thượng Thích Giác Toàn đã quyết định xin từ nhiệm và đề xuất bổ nhiệm Hòa thượng Thích Minh Bửu đảm nhiệm trụ trì pháp viện Minh Đăng Quang. Ngày 24/7/2024, nhân dịp lễ tưởng niệm 9 năm ngày viên tịch của cố Trưởng lão Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên, Hòa thượng Thích Minh Bửu được trao bổ nhiệm trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang.
Hòa thượng Thích Giác Toàn đã có lời huấn từ, nhắc nhở đến nhị vị hòa thượng tân trụ trì cần phải cố gắng hơn nữa để gánh vác trách nhiệm lớn lao tại cơ sở. Nhân đây, Hòa thượng có lời chúc mừng và tặng bài thơ "Phật nhật chiếu diệu" đến hòa thượng Thích Minh Bửu.
Tại Pháp viện có khoảng hơn 60 vị tăng nguyện tâm tu học và phục vụ. Mỗi ngày, sau những kinh hằng ngày, họ tĩnh tâm trong một giờ đồng hồ. Mỗi tháng, có bốn ngày chủ nhật và bốn ngày dành cho sám hối. Hòa thượng Thích Giác Toàn cùng với các trụ trì sẽ truyền đạt pháp thư tâm linh cho cộng đồng Phật tử.
Ngày 5/4/2025, Pháp viện Minh Đăng Quang đã có buổi lễ cúng trai tăng. Đây là một buổi lễ diễn theo kế hoạch thông thường nhưng với tâm nguyện hộ trì Phật pháp, các cá nhân, tập thể tham gia đều nhất tâm tham dự, dâng lên chư tăng sự cúng dường thanh tịnh, góp phần vun bồi công đức lành.
Trong buổi lễ, thay lời cho chư tôn đức chứng minh, Trưởng lão Hòa thượng ban đạo từ, ghi nhận công đức và phước lành của toàn thể Phật tử trong việc hộ trì Tam bảo đúng chánh pháp. Ngài cũng nguyện cầu mười phương chư Phật gia hộ cho tất cả quý vị đạo tâm kiên cố, luôn tinh tấn tu học, sống thiện lành, và mãi là những người con hiếu thuận với ông bà, cha mẹ.
Không chỉ dành riêng cho những người tăng, pháp viện còn mở cửa đón chào những người tìm hiểu về đạo Phật. Những khóa tu học ngắn ngày đem đến những giờ phút thanh thản và an lạc. Dưới sự hướng dẫn của các hòa thượng và thầy trụ trì, bạn sẽ được truyền cảm hứng bởi những đạo lý Phật giáo sâu sắc, gần gũi và ý nghĩa trong cuộc sống.