Nguy hiểm tiềm tàng khi nghe nhạc trực tuyến
Dịch vụ streaming (nghe nhạc trực tuyến) hiện đang phát triển vượt trội với lượng người dùng tăng nhanh, chiếm một phần không nhỏ trong doanh thu của thị trường âm nhạc thế giới. Tuy vậy, người dùng đang phải đối mặt với những nguy hiểm về bảo mật thông tin khi streaming nhạc.
Thị trường streaming 12 tỷ USD
Trước đây, khi muốn nghe một bản nhạc trên mạng, bạn cần phải đi qua nhiều bước khác nhau như tìm kiếm, download, sao chép, lưu trữ... Nhưng hiện nay, chỉ với kết nối internet và một cú click chuột, bài nhạc đã sẵn sàng trên smartphone, máy tính cho bạn thưởng thức mọi lúc, mọi nơi. Hình thức này được gọi là streaming nhạc - nghe nhạc trực tuyến.
Vì tính tiện dụng và nhanh chóng, những ứng dụng streaming lớn như Spotify, Pandora, Soundcloud, Apple Music được sử dụng như những nguồn nhạc “không đáy” cho người dùng và cũng là nguồn thu nhập khủng cho những nhà sản xuất âm nhạc.
Theo thống kê năm 2019 của We Be Social và Hootsuite, người dùng trên thế giới đã chi ra khoảng 12 tỷ USD cho dịch vụ streaming nhạc trong năm 2018, tăng 8% so với 2017. Về phía những người sản xuất âm nhạc, họ cũng kiếm được một nguồn doanh thu lớn từ những ứng dụng này.
Theo The Guardian, năm ngoái, những hãng thu âm tại Vương quốc Anh thu về 468 triệu bảng Anh từ Spotify, Amazon Music và Apple Music, chiếm 54% tổng thu nhập của họ. Trong khi đó, doanh thu từ album và CD lại tụt dốc không phanh.
Bảo mật thông tin khi streaming nhạc
Với sự phổ biến và nhu cầu streaming nhạc đang tăng cao, nhiều ứng dụng hiện đang tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc tăng cường bộ nhớ, tốc độ, phát triển bộ tìm kiếm. Nhờ đó, trải nghiệm của người dùng được củng cố và cải thiện. Thế nhưng, lợi ích lại luôn đi kèm với nhiều rủi ro tiềm tàng.
Theo Digital Music News, AI có khả năng tự động hỗ trợ và đề xuất những bài hát mà người dùng có thể quan tâm tới. Để làm được điều này, công nghệ AI sẽ ghi nhớ lịch sử streaming nhạc, phân tích và tìm ra những tiết tấu, những kiểu hát và thậm chí các cao độ trong bài hát mà người dùng thường nghe. Từ đó, nó có thể nắm trong tay những thông tin về sở thích của người dùng từ thể loại nhạc, ca sĩ đến album họ yêu thích.
Hệ thống này phân tích các dữ liệu và đưa ra một list nhạc tương tự mà họ chắc chắn sẽ quan tâm và tiếp tục streaming. Tính năng này còn giúp những nghệ sĩ mới đưa những sản phẩm âm nhạc của mình đến tai nhiều người nghe.
Kinh doanh quảng cáo cũng đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho các ứng dụng streaming nhạc. Hệ thống AI trên các kênh này còn dựa vào thông tin cá nhân của người dùng để định hướng quảng cáo. Công nghệ này đang cố gắng khai thác thông tin càng nhiều càng tốt, nhằm cải thiện và tối ưu hóa những tính năng này. Việc đó khiến người dùng phải đối mặt với nguy cơ tiềm tàng khi streaming nhạc. Với số lượng lớn thông tin họ đưa ra, có khả năng chúng sẽ bị xâm nhập từ bên thứ 3.
Vì vậy, người dùng cần phải chủ động bảo vệ an toàn cho thông tin cá nhân bằng nhiều cách. Sử dụng dịch vụ VPN (Virtual Private Network - mạng cá nhân ảo) là một biện pháp điển hình. Hệ thống VPN sẽ mã hóa thông tin và bảo mật chúng khỏi sự xâm nhập từ các hacker hoặc bên thứ 3. Ngoài ra, người dùng nên cảnh giác và bảo vệ kỹ lưỡng mật khẩu tài khoản của mình.
Minh Vân
-
Nghịch lý giá ô tô nhập khẩu
-
Thị trường ô tô tăng trưởng mạnh
-
Chiếc ô tô huyền thoại của Toyota chỉ có giá hơn 700 triệu đồng, người Việt thèm muốn
-
Những mẫu xe mạnh nhất phân khúc SUV hạng C: Góp mặt toàn tên tuổi gạo cội, xe 'made in Việt Nam' vượt trội
-
ADB nhận định: Ngành công nghiệp sáng tạo số sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương
-
Nhà mạng có tốc độ internet di động nhanh nhất Việt Nam