Người Việt đang chú trọng hơn vào bảo hiểm và tiết kiệm tiền.
Báo cáo quý I năm 2018 của Nielsen cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang chú trọng hơn đến vấn đề bảo hiểm sức khỏe. Các khoản chi cho bảo hiểm đang ngày càng tăng bên cạnh những khoản chi cho giải trí và mua sắm. Ngoài ra, người Việt còn chú trọng tiết kiệm các khoản chi phí gia đình.
Chi trả cho các gói bảo hiểm bảo hiểm y tế cao cấp của người Việt tăng mạnh trong quý I năm 2018 với mức tăng 9 điểm (38%). Theo bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám đốc Nielsen Việt Nam: “Khi các dịch vụ bảo hiểm y tế đã từng được cho là không cần thiết lắm vào những năm trước đây, thì hôm nay người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu có những khoản chi tiêu dành cho các chương trình bảo hiểm sức khỏe. Và xu hướng này phản ánh một trong những thay đổi trong suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng tự trang bị cho mình với các dịch vụ bảo hiểm, họ sẽ có được một cảm giác bảo vệ và an toàn mà họ cần. ”
Về chi tiêu, báo cáo của Nielsen cũng chỉ ra rằng, ý định thay đổi chi tiêu để tiết kiệm chi phí gia đình của người tiêu dùng Việt vẫn ổn định ở mức cao kể từ qúy II năm 2014. 86% người tiêu dùng Việt Nam đã điều chỉnh thói quen chi tiêu của họ trong vòng 12 tháng qua để tiết kiệm chi phí gia đình bởi vì có hơn 50% người tiêu dùng nghĩ rằng đất nước đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế tại thời điểm này.
Bên cạnh đó, hơn 60% người tiêu dùng Việt Nam đã cắt giảm chi tiêu của họ vào việc mua quần áo mới (62%) và đã cố gắng tiết kiệm chi phí điện và ga (61%); 57% đã cắt giảm các chi phí giải trí gia đình. Bên cạnh đó, hai trong số năm người tiêu dùng đã trì hoãn việc nâng cấp các thiết bị công nghệ (46%) và việc thay thế các mặt hàng gia dụng lớn (44%).
Nhìn chung, người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là những người “khao khát” để dành tiền tiết kiệm nhất thế giới, với gần 61% người Việt để dành tiền “nhàn rỗi” của mình vào tiết kiệm, tỷ lệ trung bình toàn cầu là 48%.
Về mức độ tiết kiệm, Việt Nam giữ mức cao nhất trên toàn cầu (78%), tiếp theo là Indonesia (74%), Philippines (68%), Singapore (66%), Malaysia (65%) và Thái Lan (64%).
Mặc dù hầu hết người tiêu dùng Việt đang ưu tiên cho để dành tiền tiết kiệm, nhưng khảo sát này cũng cho thấy rằng, sau khi trang trải hết các chi phí sinh hoạt, gần một nửa số người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi cho các mục lớn như du lịch dịp lễ và nghỉ hè (44%) và mua các sản phẩm công nghệ mới (40%).
Hoài Viễn
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội