Sầu riêng nghi nhiễm kim loại nặng cadimi, người trồng lao đao
Thứ hai, 12/05/2025 17:15 (GMT+7)
Nhiều chủ vườn sầu riêng tại Tiền Giang đang lâm vào tình cảnh lao đao khi cùng lúc phải đối mặt với tình trạng sầu riêng bị nhiễm khuẩn kim loại nặng cadimi khiến năng suất sụt giảm, giá thu mua thấp kỷ lục.
Vào vụ sầu riêng năm nay, người trồng tại Tiền Giang không khỏi lo âu trước tình trạng thời tiết thất thường kéo dài khiến tỷ lệ đậu
trái giảm mạnh. Nhiều vườn chỉ còn vài chục trái mỗi cây, thậm chí có cây chỉ
ra hoa mà không đậu quả nào.
Cùng với mất mùa, giá bán tại vườn cũng sụt giảm nghiêm trọng, có thời điểm chỉ còn 35.000
- 40.000 đồng/kg, thấp hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi phí
đầu vào như phân bón, nhân công và thuốc bảo vệ thực vật không hề giảm. Với mức
giá này, đa phần nhà vườn không thể hòa vốn, thậm chí lỗ nặng.
Ông Trịnh Văn Bửu, một nông hộ lâu năm tại huyện Cai Lậy chia sẻ: “Vườn
nhà tôi gần 1 ha nhưng chỉ thu được khoảng 5 tấn, trái bị sâu và hư khá nhiều.
Giá rớt quá thấp, không đủ để bù chi phí đầu tư từ đầu mùa”.
Không chỉ dừng lại ở mất mùa, mất giá, năm nay, người nông dân còn
đứng trước nguy cơ bị chặn cửa xuất khẩu vì lý do nghi sầu riêng nhiễm cadimi – một loại kim loại
nặng bị Trung Quốc kiểm soát rất gắt gao, nguyên nhân khiến nhiều lô
hàng bị trả về gần đây.
Giá sầu riêng tại vườn ở Tiền Giang hiện chỉ giao động ở mức 35.000 - 48.000 đồng/kg. Ảnh: Công Thành
Tuy nhiên, điều đáng lo là phần lớn nông dân vẫn chưa hiểu rõ cadimi là
gì, xuất hiện từ đâu và cách nào để phòng tránh. Họ chỉ nghe nói có thể xuất
phát từ phân lân – loại phân thường được sử dụng để xử lý đất đầu mùa vụ nhưng không có bất kỳ hướng dẫn khoa học chính thức nào.
Ông Nguyễn Tấn Lộc, người có gần 15 năm trồng sầu riêng tại xã Long
Bình bộc bạch: “Người trồng như tụi tôi chỉ nghe qua cadimi chứ không hiểu
rõ. Biết là do phân bón nhưng cũng chỉ phỏng đoán, không ai hướng dẫn tận nơi”.
Thực tế cho thấy, sự thiếu vắng các chương trình đào tạo kỹ thuật, thiếu
phòng xét nghiệm tại địa phương và đặc biệt là không có sự phối hợp chặt chẽ giữa
nhà nước – doanh nghiệp – nông dân khiến bà con phải tự xoay sở.
Nhiều người chọn cách giảm phân, giảm thuốc, song điều này lại khiến cây
bị sâu bệnh tấn công dữ dội. Người khác thì tìm mua thuốc bảo vệ thực vật “ít
kim loại nặng” dựa vào lời quảng cáo, nhưng không biết rõ thực hư chất lượng thế
nào.
Chị Trần Hồng Diễm, một tiểu thương kiêm nông dân tại xã Mỹ Hạnh Đông,
bày tỏ: “Chúng tôi đâu ngại đổi mới, nhưng phải biết đổi cái gì. Bây giờ làm
theo cảm tính hoặc nghe đại lý nói thì rất dễ sai lầm. Phải có người chỉ điểm,
phải có hướng dẫn cụ thể thì mới dám thay đổi”.
Anh Lâm Quốc Hưng, một người trồng sầu riêng khác tại Phú Thạnh băn khoăn, Cadimi là vấn đề lớn, nhưng hiện tại chưa có thông tin xác thực về
nguồn gốc nhiễm.
"Chúng tôi cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng để phân tích
đất, phân bón, kiểm định mẫu trái. Nếu không có dữ liệu khoa học thì rất khó
đưa ra giải pháp chính xác”, anh Hưng nói.
Sầu riêng bị nhiễm cadimi, trong khi nhiều nông dân còn chưa biết cadimi là chất gì hay nguồn gốc nhiễm từ đâu. Ảnh: Công Thành
Theo anh Hưng, ngoài chuyện đo lường, điều quan trọng là phải mở các lớp
tập huấn, truyền thông đúng và đủ cho người dân, giúp họ nắm rõ các tiêu chuẩn
an toàn thực phẩm trong xuất khẩu, đặc biệt là những quy định ngặt nghèo từ thị
trường Trung Quốc.
Các chuyên gia khuyến nghị, với xu hướng siết chặt an toàn thực phẩm từ các nước nhập khẩu, sầu
riêng Việt Nam – đặc biệt là vùng trọng điểm như Tiền Giang – cần một hướng đi
bền vững hơn. Không thể để người nông dân tiếp tục sản xuất trong thế bị động,
thiếu thông tin và tự gánh rủi ro.
Muốn sầu riêng Việt trụ vững trên thị trường quốc tế, cần một hệ sinh
thái phối hợp chặt chẽ: Nhà nước vào cuộc hỗ trợ kiểm tra chất lượng đất – phân
– trái; Doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi cung ứng an toàn; còn nông dân cần được
đào tạo, tiếp cận công nghệ mới.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu khoảng 35.000 tấn sầu riêng, kim ngạch ước đạt 120-130 triệu USD. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 20% kế hoạch, khiến giá trong nước giảm mạnh, chỉ còn bằng một phần tư giá xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu do hệ thống quản lý chất lượng, kiểm dịch còn bất cập, việc cấp mã số vùng trồng và phê duyệt cơ sở đóng gói chưa đáp ứng yêu cầu thị trường. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang phối hợp với phía Trung Quốc tháo gỡ kỹ thuật, đồng thời đẩy nhanh quy trình cấp mã số và ban hành kiểm dịch thực vật.
Về lâu dài, ngành sầu riêng sẽ được tái cơ cấu theo hướng bền vững, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chuẩn hóa tiêu chuẩn kỹ thuật từ sản xuất đến xuất khẩu.
Việt Nam mở rộng chính ngạch thêm 4 mặt hàng vào Trung Quốc. Dù kim ngạch tăng mạnh, hành trình chinh phục thị trường tỷ dân vẫn nhiều thách thức về chất lượng, tiêu chuẩn và liên kết chuỗi.
Sầu riêng - nguồn thu nhập chính của nhiều nông dân Việt Nam đang đối mặt với những thách thức từ biến đổi khí hậu, thị trường và yêu cầu khắt khe về chất lượng.
Ngày 12/5/2025, tại thị trấn Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh), Đoàn kiểm tra liên ngành huyện đã phát hiện và thu giữ 116kg thịt lợn không rõ nguồn gốc, không có dấu kiểm dịch thú y, được bày bán ngay giữa khu vực đang có dịch tả lợn châu Phi bùng phát.
Giữa "bão" tranh cãi về món lòng se điếu, Lòng Chát Quán - thương hiệu gắn liền với TikToker Thế Lòng Se Điếu đã chính thức phản hồi dư luận. Quán cam kết không dùng hàng Trung Quốc, không tẩm hóa chất, đồng thời tạm ngừng bán mang về.
Sau chuỗi tăng liên tiếp trong tuần trước, thị trường vàng trong nước bước sang phiên giao dịch đầu tuần (12/5) với tâm lý thận trọng. Áp lực từ đà giảm sâu của giá vàng thế giới đang khiến nhà đầu tư trong nước dè chừng trước nguy cơ điều chỉnh mạnh.
Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra và xử lý một vụ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc tại huyện Nho Quan, thu giữ 100kg ruốc gà không hóa đơn chứng từ.
Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện gần 1,5 tấn xúc xích đông lạnh do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Số hàng này được thu mua trôi nổi và chuẩn bị đưa vào tiêu thụ tại Thủ đô.
Kinh doanh lòng se điếu không rõ nguồn gốc, nếu gây hại sức khỏe, có thể bị phạt hàng tỷ đồng, thậm chí ngồi tù đến chung thân theo Bộ luật Hình sự 2015.