Sinh viên kinh doanh dịp Valentine: Người kiếm chục triệu, người gánh nợ trăm triệu đồng
Thứ năm, 13/02/2025 14:09 (GMT+7)
Kim Huệ, sinh viên năm cuối một trường đại học ở Hà Nội kiếm cả chục triệu đồng chỉ trong 3 ngày mở bán chocolate và hoa dịp Valentine 14/2.
Làm xuyên đêm để kịp giao hàng
Cận ngày Valentine 14/2, Nguyễn Thị Kim Huệ (sinh viên tại Hà Nội), luôn trong tình trạng "ngủ ở bếp"
vì đơn đặt hàng dồn dập. Đây là năm thứ tư cô kinh doanh chocolate "handmade" dịp lễ tình nhân.
Những ngày cao điểm, Kim Huệ phải làm từ 16-18 tiếng một ngày để kịp trả đơn cho khách hàng.
Năm nay, Kim Huệ ra mắt mẫu hoa làm hoàn toàn bằng chocolate. Để làm ra sản phẩm này, quy trình rất kỳ
công và tốn nhiều thời gian. Ngay trong ngày đầu mở bán, cơ sở đã tiếp nhận hơn
30 đơn hàng. Kim Huệ cho biết: "Khả năng hôm nay nhân viên của tôi phải ngủ lại để hoàn thành đơn."
Theo Huệ, chocolate là biểu tượng của tình yêu, nên kinh doanh mặt hàng này vào dịp Valentine là vô cùng hợp lý. Tuy nhiên, trong thời đại mà ai cũng có thể bán hàng online nên việc chọn một sản phẩm "độc lạ" để tạo sự cạnh tranh là rất quan trọng.
Ngoài ra, Huệ còn cung cấp các sản phẩm hoa sáp và hoa gấu bông. Các sản phẩm dao động từ 180.000 đến 1.200.000 đồng. "Mỗi khách hàng lại có một sở thích khác nhau, không ai giống ai nên chúng tôi cũng phải thiết kế đa dạng các mẫu mã để phục vụ nhu cầu của họ", Huệ chia sẻ.
Sản phẩm của Kim Huệ được thiết kế công phu với nhiều hình dạng như bông hoa, con bướm, tên người, chữ cái,... theo yêu cầu của khách. Giá từ
550.000 đồng tùy mẫu mã. Nguyên liệu đơn giản, chi phí cao nhất chủ yếu đến từ đồ trang trí vì
vẻ bề ngoài quyết định sự thu hút của sản phẩm. Giá mỗi sản phẩm không quá cao cũng không quá thấp nên cũng có khá nhiều người đặt hàng.
Các sản phẩm đều được Huệ và các nhân viên trang trí tỉ mỉ và khéo léo.
Tính đến ngày 13/2, cơ sở tại gia của Huệ đã bán được hơn 300 set chocolate tạo hình, giá của mỗi sản phẩm từ 260.000 – 350.000 đồng. Bên cạnh chất lượng,
sự thành công của Huệ còn nhờ vào kỹ năng marketing và chụp ảnh của mình. Huệ cho
biết: “Tôi đã có kinh nghiệm bán hàng trên mạng, nên việc tiếp cận khách hàng cũng dễ dàng hơn”.
Tương tự Kim Huệ, Ngân Khánh, sinh viên năm 2 tại Hà
Nội, đã chọn làm chocolate bomb (chocolate nổ) một trào lưu mới đang thu hút giới trẻ. Để thưởng
thức, khách hàng cần một cốc sữa ấm và thả viên chocolate vào cốc, viên chocolate sẽ từ từ vỡ ra, tạo nên một trải nghiệm thú
vị.
Ngân Khánh tiết lộ: "Valentine ai cũng muốn mua
quà tặng cho người yêu, bạn bè hay chính bản thân mình. Đây là cơ hội tốt tôi để
kinh doanh". Mấy ngày gần lễ Valentine Ngân Khánh đã bán được khoảng 30 sản phẩm mỗi ngày, mỗi set từ 6-8
viên chocolate bomb, giá từ 350.000 - 600.000 đồng mỗi set.
Đầu tư không có kế hoạch, bạn trẻ lỗ cả trăm triệu đồng
Không phải ai cũng gặp may mắn trong kinh
doanh như Kim Huệ và Ngân Khánh. Nguyễn Minh Tâm (sinh viên tại Hà Nội) đã từng nhận thất bại khi quyết định đầu tư một số tiền không nhỏ để kinh
doanh hoa tươi cho dịp Valentine năm trước.
Mẫu mã hoa tươi năm nay vô cùng đa dạng, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng trong dịp Valentine.
"Mùa Valentine trước tôi đã bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư nhưng do không biết rõ về marketing và cũng không tính toán kỹ lưỡng nên hoa tôi mua đã hỏng trước khi kịp bán. Kết quả là tôi phải gánh khoản nợ hơn 100 triệu đồng. Đầu tư quá nhiều tiền vào hàng hóa mà không có kế hoạch rõ ràng là một rủi ro lớn. Tôi mong lượng khách năm nay sẽ ghé thăm cửa hàng của tôi nhiều hơn", Tâm kể.
Bên cạnh rủi ro tài chính, việc kinh doanh trong mùa lễ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học của sinh viên. Minh Tâm chia sẻ, ngoài việc lo lắng về số hoa tồn chưa bán được, Tâm còn bị áp lực phải hoàn thành bài tập ở trường. "Đôi khi tôi phải thức khuya để xử lý đơn hàng, nhưng không bán được nhiều như mong đợi. Có những lúc tôi cảm thấy bất lực, chỉ biết nhìn hoa héo rồi bỏ đi", Tâm tâm sự.
Thực tế, hoa và chocolate đều không để lâu được, trừ hoa sáp. Trong khi đó, những mặt hàng như mỹ phẩm hay quần áo có thể bán được từ mùa này qua mùa khác mà không sợ phải bỏ đi. Các bạn trẻ muốn kinh doanh cần tìm hiểu kỹ và nên lựa chọn các mặt hàng phù hợp. Ngoài ra, cần phải cân bằng giữa việc học và kinh doanh. Quá tải công việc có thể dẫn đến stress và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tối 14/2 tại Hoàng Thành Thăng Long, TP Hà Nội sẽ tổ chức Lễ đón nhận làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu và trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Thủ đô năm 2025.
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam không chỉ là điểm đến du lịch văn hóa mà còn là “ngôi nhà thứ hai” của nhiều nghệ nhân tâm huyết trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mình.
Việc làm "Du mục kỹ thuật số" lên ngôi, hai vị trí việc làm từ xa là quản lý dự án và kỹ sư phần mềm tăng vọt về nhu cầu, lương khủng nhưng cạnh tranh cũng rất khốc liệt.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, sáng 27/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng với 435/443 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HoSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự trong Ban Điều hành. Kể từ ngày 26/6, ngân hàng sẽ miễn nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Hồng Quân và bà Trương Thị Hoàng Lan.
Trước những thông tin tích cực về việc chia cổ tức và kết quả kinh doanh, bộ đôi cổ phiếu Masan là MCH và MSN đều tăng điểm trong phiên sáng 27/6, qua đó đưa Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang quay trở lại danh sách tỷ phú USD.
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã chứng khoán: TCB) vừa có Quyết định về việc miễn nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc đối với ông Phan Thanh Sơn để nhận nhiệm vụ công việc mới kể từ ngày 26/6/2025.