Cá rô phi VN bứt phá tại thị trường Mỹ, bơ đầu mùa sốt giá
Thị trường bán lẻ khuyến mại sâu dịp lễ 30/4-1/5, cá rô phi Việt Nam bứt phá tại thị trường Mỹ, bơ đầu mùa sốt giá... là những tin tức tiêu dùng nổi bật tuần qua.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Lực lượng chức năng triệt phá hai đường dây sản xuất mỹ phẩm, nước hoa giả trị giá hàng chục tỷ đồng. Lòng Chát thừa nhận phóng đại lòng se điếu 40m và tạm ngừng bán sau đợt kiểm tra đột xuất, Brazil đã dỡ bỏ lệnh cấm cá rô phi Việt Nam. . .. là những tin tức tiêu dùng nổi bật tuần qua.
Ngày 7/5, Phòng Cảnh sát kinh tế – Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với lực lượng quản lý thị trường triệt phá một cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả quy mô lớn tại xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang. Chủ cơ sở là Nguyễn Văn Khánh (SN 1996) đã bán trót lọt hơn 100.000 đơn hàng mỹ phẩm giả trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok, với tổng doanh thu ước tính trên 6 tỷ đồng.
Tại thời điểm kiểm tra, Khánh cùng Nguyễn Thị Hiên (SN 2003) đang trực tiếp sản xuất, đóng gói mỹ phẩm giả ngay trong nhà ở. Lực lượng chức năng thu giữ 2.468 sản phẩm thành phẩm thuộc 13 loại mỹ phẩm khác nhau như kem tẩy trang, kem dưỡng da, serum trị mụn Demi Skin 3 days, KT’skin serum, lăn khử mùi STOPIREX, xịt khử mùi BEUFRES… cùng gần 10.000 chai lọ, khoảng 104.000 chiếc tem chống hàng giả, hàng triệu bao bì nhãn mác và 300 kg nguyên liệu như phèn chua, dung dịch pha chế.
Qua điều tra ban đầu, Khánh khai nhận bắt đầu sản xuất mỹ phẩm giả từ cuối năm 2024, lợi dụng nhu cầu cao của thị trường làm đẹp. Đối tượng đặt in tem nhãn giả, thu mua nguyên liệu trôi nổi và sản xuất ngay tại nhà, sau đó phân phối qua các tài khoản thương mại điện tử như “Bn Store 2024”, “Bibo Cosmeticc” trên Shopee, TikTok. Các đơn hàng chủ yếu giao theo hình thức COD, giúp tiêu thụ trót lọt trên toàn quốc.
Cùng thời điểm, ngày 9/5, Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lại Thị Tuyết (35 tuổi), Lưu Hoàng Long (32 tuổi) và Lại Chí Tính (24 tuổi), cùng ngụ TP. Đồng Xoài, về hành vi "Sản xuất, buôn bán hàng giả". Đây là vụ sản xuất nước hoa giả lớn nhất từng bị triệt phá tại Bình Phước.
Chuyên án do Đại tá Lâm Văn Long, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước chỉ đạo sau nhiều tháng theo dõi. Các đối tượng đã sản xuất nước hoa giả nhãn "Made in Dubai" theo phương pháp thủ công: dùng máy đánh trứng khuấy hóa chất, chiết dung dịch bằng xi lanh vào chai dung tích nhỏ, sau đó dán nhãn giả và đóng hộp. Lực lượng chức năng thu giữ tại hiện trường khoảng 20.000 chai nước hoa thành phẩm, hàng chục nghìn vỏ chai chưa sử dụng, cùng lượng lớn hóa chất, tem nhãn giả. Giá trị lô hàng ước tính khoảng 16 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, tổng giá trị hàng giả nhóm đối tượng đã đưa ra thị trường lên tới 50 tỷ đồng, thu lợi bất chính trên 10 tỷ đồng. Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước đã khen thưởng đột xuất cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong chuyên án.
Hiện Công an tỉnh Bắc Giang và Công an tỉnh Bình Phước đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ vai trò các đối tượng liên quan, truy nguồn nguyên liệu sản xuất hàng giả để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Sau video quảng bá bộ lòng se điếu dài 40m lan truyền trên mạng xã hội, sáng 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành quận Cầu Giấy đã kiểm tra đột xuất "Lòng Chát Quán" tại số 18 Trần Thái Tông (Hà Nội).
Chủ quán, ông Ngô Quyền Thế, thừa nhận thông tin lòng dài 40m là "nói quá", thực tế chỉ khoảng 25–27m, đồng thời gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng. Về nguồn gốc sản phẩm, ông Thế cho biết lòng được lấy từ một con lợn nái hơn 200kg nhưng chưa cung cấp được giấy tờ chứng minh tại thời điểm kiểm tra.
Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ trước 16h ngày 9/5, đồng thời tiếp tục giám sát hoạt động để đảm bảo quy định an toàn thực phẩm.
Trong khi đó, ghi nhận trưa ngày 8/5, món lòng se điếu đã biến mất khỏi thực đơn tại cơ sở 64 Tôn Thất Tùng và 18 Trần Thái Tông. Một cơ sở tạm ngừng hoạt động, một cơ sở thông báo "hết hàng", lượng khách giảm mạnh.
Sự việc đã làm dấy lên lo ngại về độ thật giả, nguồn gốc nội tạng và nguy cơ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. UBND quận Cầu Giấy đã yêu cầu kiểm tra tất cả nhà hàng kinh doanh món ăn này. Cùng thời điểm, Sở An toàn thực phẩm TP HCM cũng kiểm tra cơ sở Lòng Chát tại TP HCM, nơi hiện đã ngừng bán món lòng se điếu và chờ kết luận từ cơ quan chức năng.
Trào lưu ăn mực trứng hấp cuốn rau muống sống đang "gây sốt" trên TikTok, thu hút hàng triệu lượt xem. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo món ăn này tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, tồn dư hóa chất và ngộ độc thực phẩm.
Rau muống sống có thể chứa sán lá ruột lớn nếu trồng ở môi trường ô nhiễm, trong khi mực trứng không bảo quản đúng cách dễ sinh vi khuẩn gây bệnh. Người có hệ tiêu hóa yếu đặc biệt dễ gặp biến chứng như tiêu chảy kéo dài, mất nước, thậm chí nhiễm trùng nặng nếu không được xử lý kịp thời.
Các bác sĩ khuyến cáo cần chọn nguyên liệu rõ nguồn gốc, chế biến kỹ và thận trọng khi ăn đồ sống để tránh nguy cơ sức khỏe. (Xem tiếp tại đây)
Ngày 5/5, Thương vụ Việt Nam tại Brazil thông tin, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil đã chính thức thu hồi lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam, theo thông báo đăng trên Công báo Brazil ngày 24/4. Động thái này là kết quả đầu tiên trong việc triển khai Kế hoạch hành động giai đoạn 2025-2030, hướng tới phát triển quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil.
Trước đó, tháng 2/2024, Brazil tạm ngừng nhập khẩu cá rô phi từ Việt Nam để đánh giá nguy cơ lây nhiễm virus TiLV. Tuy nhiên, sau khi phân tích rủi ro, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil kết luận khả năng lây nhiễm là "không đáng kể", đồng thời khẳng định việc dỡ bỏ lệnh cấm không ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe quốc gia. Dù quyết định này từng vấp phải phản đối từ các hiệp hội thủy sản Brazil, Chính phủ nước này tuyên bố đây là bước đi không thể đảo ngược, nằm trong lộ trình đàm phán thương mại song phương, bao gồm cả việc mở cửa thị trường thịt bò vào Việt Nam.
Việc mở lại thị trường Brazil cho sản phẩm cá rô phi được kỳ vọng tạo đà mới cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, góp phần thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương, hướng tới mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2030. Các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ tập trung vào việc hoàn tất thủ tục nhập khẩu cá tra Việt Nam, đồng thời tiếp tục thương lượng về sản phẩm tôm và nội tạng bò.
Bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đầu năm 2025 cũng ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan. Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cán cân thương mại xuất siêu 5,18 tỷ USD, dù giảm nhẹ 4% nhưng vẫn thể hiện sức bật của nông sản Việt Nam trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Cà phê dẫn đầu tăng trưởng với gần 4 tỷ USD xuất khẩu, tăng hơn 51%; tôm đạt 1,24 tỷ USD, tăng 28%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,2 tỷ USD, tăng 5,8%. Trong khi đó, gạo và rau quả ghi nhận mức giảm lần lượt 14,3% và 14,2%. Giá xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh, như cà phê tăng 68% lên gần 5.700 USD/tấn, hạt tiêu tăng 63%, điều tăng 27%, cao su tăng 30%.
Xuất khẩu sang châu Phi tăng mạnh 78%, EU tăng 38%, Nhật Bản tăng 23%, Mỹ tăng 10,2%. Ngược lại, xuất khẩu sang châu Á giảm nhẹ 1,3%, trong đó thị trường Trung Quốc giảm 1,1%. Trong khi đó, nhu cầu nguyên liệu đầu vào sản xuất trong nước tăng khiến nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 16 tỷ USD, tăng 16,6%.
Để duy trì đà tăng trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang tập trung hoàn thiện hệ thống logistics, đẩy mạnh xúc tiến thương mại quốc tế và giám sát chặt chẽ cung cầu thực phẩm thiết yếu nhằm bảo đảm ổn định thị trường.