Hơn 7,5 triệu tấn gạo dự kiến xuất khẩu trong năm 2025
Thứ hai, 17/02/2025 17:20 (GMT+7)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu hơn 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2025, chủ yếu từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là khu vực sản xuất lúa gạo trọng điểm, cung cấp phần lớn sản lượng xuất khẩu của cả nước.
Riêng ĐBSCL
có diện tích gieo trồng khoảng 3,78 triệu héc ta, sản lượng đạt 23,96 triệu tấn.
Sau khi trừ nhu cầu tiêu thụ nội địa, sản xuất giống và thức ăn chăn nuôi, lượng
gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu ước tính khoảng 7,54 triệu tấn.
Dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu hơn 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2025. Ảnh: VGP
Trong
cơ cấu gạo xuất khẩu, gạo chất lượng cao và gạo thơm chiếm 75% với hơn 5,6 triệu
tấn, gạo nếp khoảng 10% và gạo chất lượng trung bình chiếm 15%. Dự kiến, trong 6
tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu khoảng 4,53 triệu tấn, phần còn lại sẽ
được xuất khẩu vào nửa cuối năm.
Để
tối ưu hóa xuất khẩu, Bộ NN&PTNT đề xuất đẩy mạnh xuất khẩu trong các tháng
cao điểm thu hoạch như tháng 2, 3, 4, 7, 8 và 9. Đồng thời, Bộ cũng kiến nghị Bộ
Công Thương tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đảm bảo tiêu thụ
hết lượng gạo hàng hóa, bảo vệ lợi ích của người nông dân và doanh nghiệp xuất
khẩu.
Ngoài
ra, để nâng cao tính minh bạch và ổn định chuỗi cung ứng, Bộ NN&PTNT đề xuất
quản lý hệ thống thương lái theo hướng chuyên nghiệp, yêu cầu đăng ký kinh
doanh và ký hợp đồng thu mua lúa với nông dân. Việc này giúp kiểm soát chất lượng,
đảm bảo đầu ra ổn định và hạn chế tình trạng ép giá.
Dù
diện tích gieo cấy lúa năm 2025 dự kiến giảm 132.000 héc ta so với năm trước,
năng suất bình quân lại tăng nhẹ, đạt 61,6 tạ/héc ta. Điều này cho thấy xu hướng
tập trung vào chất lượng thay vì sản lượng, hướng đến thị trường xuất khẩu gạo
cao cấp với giá trị gia tăng cao hơn.
Hàng nghìn gói bánh kẹo bị vứt bỏ, một cơ sở sản xuất bị điều tra hình sự. Vấn đề không còn nằm ở một địa phương mà phản ánh thực trạng chung của thị trường, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng mỗi ngày. Liệu chế tài hiện nay đã đủ mạnh để ngăn chặn vấn nạn này?
Sự việc một học sinh Trường Phổ thông Song ngữ Quốc tế WellSpring Sài Gòn (quận Bình Thạnh, TP HCM) phát hiện ấu trùng trong suất ăn trưa đang gây xôn xao dư luận, đặt ra nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm tại trường học.
Hàng loạt nạn nhân bị quấy rối, thậm chí vướng vào các vụ lừa đảo do thông tin cá nhân bị rao bán trên chợ đen. Các chuyên gia cảnh báo lỗ hổng bảo mật và mức xử phạt hiện tại chưa đủ sức răn đe.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, chưa phát hiện thuốc giả trong bệnh viện công lập do không đủ giấy tờ giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu, chủ yếu bán qua mạng và kênh bán lẻ.
Lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện kho hàng chứa hơn 14.000 sản phẩm dệt kim nghi giả mạo thương hiệu lớn như Adidas, Nike, MLB tại xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã ra quân triển khai kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khuôn khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Sữa Hikid bị yêu cầu kiểm tra vì quảng cáo sai quy định như “số 1 chiều cao”, "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi". Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm sữa Hikid.