Hà Nội siết chặt việc dùng túi nilon và nhựa một lần
Thứ năm, 10/07/2025 15:48 (GMT+7)
Hà Nội thông qua nghị quyết giảm phát thải nhựa, tiến tới cấm sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt từ năm 2026.
Ngày 10/7, tại kỳ họp thứ 25, Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa, nhằm thực hiện Điểm d, Khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô.
Đi chợ, đi siêu thị ở Hà Nội sẽ không còn được phát túi nilon miễn phí. Ảnh minh họa
Nghị quyết đưa ra lộ trình cụ thể nhằm giảm thiểu rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt trên địa bàn: Từ 1/1/2028, doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa PE, PP phải sử dụng tối thiểu 20% nhựa tái chế; con số này tăng lên 30% từ 1/1/2030. Từ 1/1/2031, dừng sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa dùng một lần, trừ các sản phẩm đạt chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.
Đồng thời, Hà Nội sẽ giảm dần nhập khẩu và sản xuất bao bì nhựa khó phân hủy sinh học, hàng hóa chứa vi nhựa.
Bên cạnh đó, từ 1/1/2027, cấm cung cấp miễn phí túi nilon khó phân hủy sinh học tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Từ 1/1/2028, không được sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, gồm:
Túi nilon khó phân hủy sinh học
Hộp nhựa xốp đóng gói, đựng thực phẩm
Đơn vị bán hàng trực tuyến cũng phải giảm thiểu sử dụng vật liệu nhựa và có biện pháp thu hồi bao bì, vật liệu chống sốc bằng nhựa để tránh thất thoát ra môi trường.
Từ 1/1/2026, các khách sạn, khu du lịch tại Hà Nội không được phép sử dụng các sản phẩm từ nhựa dùng một lần như: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm bông, mũ tắm, bao bì nhựa chứa kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm, sữa dưỡng...
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc chính quyền thành phố phải loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng: Sản phẩm nhựa dùng một lần (trừ sản phẩm đạt nhãn sinh thái), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học, không dùng bao bì nhựa tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm từ 1/1/2028.
Theo UBND TP Hà Nội, khảo sát tại 48 siêu thị cho thấy, trung bình mỗi ngày có 104.000 túi nilon được phát miễn phí, tương đương 38 triệu túi mỗi năm – phần lớn chỉ được sử dụng một lần rồi thải bỏ.
Hành vi vứt bỏ thực phẩm chức năng, thuốc bổ, siro trẻ em, mỹ phẩm... tràn lan ngoài đường, bãi đất trống và cả bãi rác công cộng có thể vi phạm nghiêm trọng pháp luật, thậm chí đối diện án tù nếu xác định đây là vật chứng trong vụ án hàng giả.
Tuyến đường Nguyễn Gia Bồng (Long Biên, Hà Nội) mới đưa vào sử dụng chưa đầy một năm đã xuống cấp nghiêm trọng với hố ga mất nắp, rác thải ngổn ngang, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn và mất mỹ quan đô thị.
Mưa ngập, nắng bốc mùi: Vì dự án chậm 17 năm khiến người dân quanh mương Kẻ Khế (Hà Nội) phải sống chung với cảnh ô nhiễm, nước thải tràn lan và rác thải chất đống.
Cửa hàng điện thoại trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP Cần Thơ bất ngờ bốc cháy dữ dội sáng 10/7. Vụ hỏa hoạn nghi do chập điện, thiêu rụi tài sản và lan sang nhà bên cạnh.
Nguyễn Thị Thu Hường bị tạm giữ vì trốn thuế hơn 12,5 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng hiệu online, với doanh thu hơn 834 tỷ đồng qua fanpage Facebook chuyên kinh doanh túi xách, đồng hồ, kim cương.
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng liệt tứ chi, mất cảm giác, khó thở rồi liệt hoàn toàn từ cổ trở xuống sau mũi tiêm giảm đau tại một phòng khám tư nhân không rõ chuyên môn.