Gom đất ồ ạt theo tin đồn sáp nhập coi chừng mắc bẫy FOMO
Thứ năm, 27/03/2025 11:02 (GMT+7)
Chuyên gia cảnh báo thông tin sáp nhập tỉnh là chất xúc tác khiến nhiều ngưởi đổ xô gom đất ồ ạt nhưng nếu không tỉnh táo, nhà đầu tư rất dễ mắc kẹt dài hạn vì giá đã vượt xa giá trị thực.
Trước những diễn biến của thị trường BĐS đầu năm 2025, ông Trần Quang Trung - Giám đốc
phát triển Kinh doanh OneHousing nhận định, năm 2025 mở ra một bức tranh hoàn toàn khác so với các giai đoạn trước đó của thị trường bất động sản Việt Nam. Những gì đang diễn ra không chỉ phản ánh sự tiếp nối sau phục hồi của thị trường BĐS mà còn hé lộ một giai đoạn tăng trưởng mới, được thúc đẩy bởi các yếu tố vĩ mô, chính sách điều tiết tích cực và những thay đổi trong hành vi đầu tư.
Tỉnh táo trướcsốt đất ảo từ thông tin sáp nhập tỉnh thành
Thị
trường năm 2025 đón nhận hàng loạt tín hiệu tích cực từ vĩ mô: chính sách tiền
tệ nới lỏng, lãi suất vay hạ nhiệt và dấu hiệu rõ rệt của một chu kỳ “tiền rẻ”
đang hình thành. Các gói tín dụng, đầu tư công, cùng dòng vốn FDI tăng mạnh từ
các tập đoàn quốc tế cũng là động lực lớn, củng cố niềm tin của nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
Ông Trần Quang Trung nhận định, các lo ngại về lạm phát, bất ổn kinh tế đã phần
nào được giải tỏa. Tâm lý thị trường chuyển từ phòng thủ sang chấp nhận rủi ro
có tính toán. Giá vàng lập đỉnh lịch sử, thị trường chứng khoán hút mạnh dòng
tiền - đây là những yếu tố khiến bất động sản tiếp tục là nơi trú ẩn an toàn và
có tiềm năng sinh lời dài hạn.
Một
yếu tố khiến thị trường bùng nổ cục bộ là thông tin về chủ trương sáp nhập các tỉnh, tái phân bổ trung tâm hành
chính. Đây là chất xúc tác mạnh khiến nhà đầu tư đổ xô gom đất tại
các khu vực như Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương…
Tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ, giá đất ở các phường trung tâm như Thanh Miếu, Gia Cẩm, Trưng Vương, Bạch Hạc, Sông Lô và Thọ Sơn đã tăng từ 20-30%. Đặc biệt, một số khu vực có hạ tầng giao thông đồng bộ ghi nhận mức tăng lên đến 50% so với cuối năm 2024.
Tương tự, tại Ninh Bình và Bắc Giang, giá đất cũng có xu hướng tăng cao sau thông tin về việc sáp nhập tỉnh. Nhiều nhà đầu tư đổ xô mua đất với hy vọng sinh lời, tạo nên cơn sốt đất cục bộ tại các khu vực này. Giá đất tại vùng giáp ranh giữa Quảng Nam và Đà Nẵng đã tăng từ 200-500 triệu đồng/lô chỉ trong vài tuần, xuất phát từ tin đồn về việc hai địa phương này có thể sáp nhập.
Thậm chí, nhiều khu vực giá đất nền đã tăng khoảng 20% từ những tin đồn không chính xác liên quan tới sáp nhập các đơn vị hành chính.
Trước tình trạng trên, các địa phương liên tiếp đưa ra cảnh báo nguy cơ "sốt đất ảo", nhất là tại các khu vực được dự đoán là trung tâm hành chính mới.
Một số bài viết trên mạng xã hội cho rằng giá bất động sản tăng vọt sau khi có thông tin sáp nhập các tỉnh thành. (Nguồn: CA Thái Bình)
Chuyên gia Trần Quang Trung cũng cảnh báo, thông
tin sáp nhập tỉnh là chất xúc tác khiến nhà đầu tư FOMO gom đất ồ ạt nhưng
nếu không tỉnh táo, nhà đầu tư rất dễ mắc kẹt dài hạn vì giá đã vượt xa giá trị
thực.
“Tập
trung vào thanh khoản - kiểm soát đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư phải trả lời
được các câu hỏi: Ai sẽ mua lại? Ai sẽ thuê? Ai sẽ sống ở đó?”, ông Trung đưa
lời khuyên.
Dư địa tăng giá chung cư vẫn còn
Nhiều
người lo ngại giá căn hộ Hà Nội hiện đã cao, khó còn “room" tăng. Tuy
nhiên, theo phân tích từ chuyên gia, nếu quy đổi ra vàng thì mức tăng giá chỉ
tương đương. Hơn nữa, thu nhập người dân dù chưa tăng tương ứng nhưng Chính phủ
đang từng bước giảm gánh nặng chi phí sống (miễn học phí, viện phí…), tạo điều
kiện tích lũy tốt hơn cho người dân.
Tháng 3/2025, thị trường bất động sản ghi nhận hàng
loạt diễn biến đặc biệt. Tại Hà Nội, thị trường sơ cấp đã ghi nhận 3 dự án thấp
tầng và 5 dự án cao tầng chính thức ra mắt với tổng quỹ hàng khoảng 10.000 căn
hộ. Bên cạnh các chủ đầu tư lớn như Vinhomes, Masterise Homes, MIK Group thị
trường xuất hiện các dự án mới của các chủ đầu tư khác Xuân Cầu, Tân Hoàng
Minh...
Việc nguồn cung mở mới phong phú hơn cũng giúp người
mua nhà, nhà đầu tư có thêm lựa chọn và tham chiếu. Các chủ đầu tư lần lượt cho
ra mắt dự án, khởi công, là tín hiệu cho thấy, pháp lý của các dự án được giải
phóng, thị trường đang hưng phấn. Ông Trung cho rằng, năm 2025 sẽ giải quyết
được một phần trong nhu cầu nhà ở của người mua ở thực. Tuy nhiên, nếu người
mua nhà tiếp tục chờ mua nhà trong nội đô, khu vực phía Tây hay kể cả thị
trường mới như Cổ Loa để có những sản phẩm rẻ thì rất khó.
Giám đốc phát triển Kinh doanh OneHousing đánh giá rất cao điều kiện sống tại khu vực phía Đông Hà Nội, bao gồm cả các
khu vực lân cận như Văn Giang. Với khoảng cách chỉ 8km theo đường chim bay và
khoảng 13km di chuyển thực tế đến trung tâm Hoàn Kiếm, Văn Giang là một trong
những khu vực tiếp giáp Hà Nội gần nhất. Thậm chí, quãng đường này tương đương
– hoặc còn ngắn hơn – so với việc di chuyển giữa các quận nội thành như Nam Từ
Liêm hay Hà Đông đến trung tâm.
Hiện
nay, một số chủ đầu tư uy tín như Masterise Homes đang triển khai các dự án với
mức chi phí đầu tư trên mỗi mét vuông rất hợp lý, đồng thời vẫn đảm bảo chất
lượng sống vượt trội - từ hạ tầng, chất lượng xây dựng đến hệ thống tiện ích
đồng bộ. Nếu cùng hệ thống tiện ích này được đặt tại các khu vực như Cổ Loa hay
phía Tây Hà Nội, chắc chắn giá thành sẽ phải cao gấp đôi mới có thể đạt được
tiêu chuẩn tương đương.
“Tôi
tin rằng, năm nay chính là thời điểm vàng để sở hữu nhà tại khu Đông. Nếu bỏ lỡ
cơ hội này, việc tiếp cận các sản phẩm căn hộ cao cấp với mức giá hợp lý tại
các khu vực khác trong tương lai gần sẽ ngày càng trở nên khó khăn”, ông Trung nhận định.
Dự báo đến năm 2030, Hà Nội sẽ tăng thêm khoảng 2
triệu dân - tương đương cần thêm hơn 1 triệu căn nhà. Trong khi đó nguồn cung
năm 2025 dự kiến chỉ khoảng 30.000 căn - cho thầy tiềm năng tăng giá còn rất
lớn nếu xét đến yếu tố cung - cầu dài hạn.
“Giai
đoạn hiện nay được ví như 'chia miếng bánh' – người tỉnh táo sẽ chọn được phần
ngon nếu dựa trên dữ liệu và phân tích thực tế. Nhà đầu tư cần nhìn vào dòng
tiền, mức độ hoàn thiện hạ tầng, dân cư và nhu cầu thực tế”, ông Trung nhấn mạnh.
Trước xu hướng "săn" đất đang tăng tại một số khu vực Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn sốt ảo. Đồng thời, yếu tố thanh khoản và tạo dòng tiền từ BĐS cũng cần được đặt lên hàng đầu.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang trên đà tăng trưởng trở lại trong năm 2025, nhờ vào tâm lý nhà đầu tư được cải thiện, chi phí vay giảm, và hoạt động giao dịch gia tăng trên các phân khúc chính.
Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có "sân sau" là các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Việc phát triển các trung tâm tài chính (TTTC) được coi là một yếu tố quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 (là năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam).
Sáng 25/3, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công của 3 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương đồng bằng sông Cửu Long thuộc Tổ công tác số 5.
Sáng 25/3, tại TP. Cần Thơ, diễn ra Hội nghị Công bố quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc thành lập NHNN Khu vực 14 (gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Bạc Liêu) và quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Chi nhánh Khu vực 14.