Ông Trịnh Văn Quyết 'nguy cơ tử vong cao', xin hoãn hầu tòa
Thứ ba, 25/03/2025 11:29 (GMT+7)
Sáng 25/3, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC. Tuy nhiên, ông Trịnh Văn Quyết vắng mặt không đến tòa vì đang bệnh nặng.
Ngày 25/3, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo của cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Tại phần thủ tục, thư ký phiên tòa cho biết, bị cáo Trịnh Văn Quyết vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên tòa. Sau đó, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Võ Hồng Sơn công bố, theo thông báo từ Trại tạm giam T16, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đang phải điều trị, theo dõi sát sao trong bệnh viện do sức khỏe yếu, nguy cơ tử vong cao.
Bị cáo đang được duy trì phác đồ thuốc nam, lợi tiểu, thuốc chống dị ứng, phải sử dụng khí dung, thở oxy thường xuyên, thở máy không xâm nhập. Theo thông báo từ chủ tọa Võ Hồng Sơn, Bệnh viện 19-8 có xác nhận ông Trịnh Văn Quyết đang điều trị bệnh lao ác tính, viêm dạ dày, suy thận cấp.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại phiên tòa phúc thẩm trước đó.
Cũng theo thông báo từ thư ký phiên tòa, 5 bị hại có đơn xin xét xử vắng mặt. 392 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có đơn kháng cáo thì 127 người có đơn xin xét xử vắng mặt.
Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 26/12/2024, phiên tòa cũng phải hoãn do bị cáo Trịnh Văn Quyết sức khỏe yếu, điều trị lao phổi tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an.
Trước đó, vào chiều 5/8/2024, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã công bố bản án sơ thẩm đối với cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Theo đó, HĐXX sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết 21 năm tù đối với 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán.
Cùng bị kết án về 2 tội danh này, Trịnh Thị Minh Huế bị tòa tuyên phạt 14 năm tù, Trịnh Thị Thúy Nga bị áp dụng 8 năm tù.
Ngoài ra, bị cáo Trịnh Văn Quyết phải bồi thường cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS là 1.364 tỷ đồng, phải truy nộp số tiền 500 tỷ đồng thao túng chứng khoán. Như vậy, tổng số tiền mà ông Quyết phải khắc phục là hơn 1.800 tỷ đồng.
Bản án sơ thẩm ghi nhận gia đình bị cáo đề nghị dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả cho ông Trịnh Văn Quyết. Đến nay, tổng số tiền anh em cựu Chủ tịch FLC đã nộp khắc phục hậu quả vụ án là gần 973 tỷ đồng.
Trước thềm phiên phúc thẩm dự kiến diễn ra ngày mai, ba anh em cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp thêm 367 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, nâng tổng số tiền nộp lên hơn 976 tỷ đồng.
TPO - Sau khi Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC với vai trò đồng phạm.
Mặc dù thông tin ông Trịnh Văn Quyết và FLC Faros bị phạt vì bán chui cổ phiếu được công bố vào thứ Sáu - thời điểm phiên giao dịch đã kết thúc, sang tuần mới, cổ phiếu họ FLC vẫn giảm sâu.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, cảnh sát phải mời cả trăm người dân, du khách ra khỏi khu vực "phố cà phê đường tàu" đoạn Trần Phú - Phùng Hưng để bảo đảm an toàn.
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học, VNeID tại các cảng hàng không.
Trước thềm phiên phúc thẩm dự kiến diễn ra ngày mai, ba anh em cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp thêm 367 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, nâng tổng số tiền nộp lên hơn 976 tỷ đồng.
Lần đầu tiên tại Hà Nội, mô hình thí điểm xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng miễn phí "Free Restroom” được phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) triển khai đã khiến nhiều du khách hài lòng.