Bé gái bị ép mang thai hộ đại gia 50 tuổi, đường dây đẻ thuê trái phép lộ diện
Thứ năm, 27/03/2025 07:10 (GMT+7)
Dư luận phẫn nộ trước thông tin bé gái vị thành niên từ vùng núi nghèo Tứ Xuyên, Trung Quốc bị lợi dụng đẻ thuê song sinh, cơ quan chức năng vào cuộc.
Dư luận Trung Quốc những ngày gần đây dậy sóng trước thông tin một bé gái chỉ mới 17 tuổi, đến từ Châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, bị một đường dây môi giới đẻ thuê sắp xếp mang thai hộ cho một người đàn ông họ Long (50 tuổi), sinh hạ một cặp song sinh. Vụ việc khiến đông đảo mọi người phẫn nộ, Ủy ban Y tế và Sức khỏe thành phố Quảng Châu và các cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh.
Theo truyền thông Trung Quốc, mới đây, Thượng Quan Chính Nghĩa - người chuyên "đánh án" buôn người nổi tiếng trên mạng xã hội, thường xuyên hỗ trợ cảnh sát, công an bắt giữ nhiều nghi phạm, giải cứu hàng trăm trẻ em bị bắt cóc, được nhiều cơ quan truyền thông ca ngợi là "anh hùng chống buôn người" đã đăng tải thông tin gây sốc trên Weibo, vạch trần đường dây công nghiệp đẻ thuê trái phép tại Quảng Châu. Đường dây này cung cấp dịch vụ trọn gói từ trứng, người mang thai hộ đến lựa chọn giới tính thai nhi cho khách hàng.
Thượng Quan Chính Nghĩa đưa ra thông tin gây sốc về đường dây mang thai hộ, đẻ thuê trái phép ở Quảng Châu, Trung Quốc. (Ảnh: The Paper).
Đáng chú ý, giá trứng được định đoạt dựa trên trình độ học vấn của người hiến trứng. Trứng của người có bằng cử nhân có giá 100.000 nhân dân tệ (khoảng 350 triệu đồng), trong khi trứng của người có bằng thạc sĩ có giá lên đến 150.000 nhân dân tệ (khoảng 529 triệu đồng). Giá dịch vụ đẻ thuê cũng khác nhau tùy thuộc vào số lượng thai nhi. Giá môi giới cho thai đơn từ 180.000 đến 200.000 nhân dân tệ (khoảng 635 - 700 triệu đồng), thai đôi từ 200.000 đến 240.000 nhân dân tệ (khoảng 700 - 846 triệu đồng).
Thượng Quan Chính Nghĩa tiết lộ một trường hợp cụ thể, một người đàn ông họ Long (50 tuổi) ở tỉnh Giang Tây đã chi hơn 900.000 nhân dân tệ (khoảng 3,17 tỷ đồng) để mua dịch vụ đẻ thuê song sinh. Người đẻ thuê là một bé gái đến từ châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, khi bắt đầu mang thai, cô mới chỉ 16 tuổi.
Thượng Quan Chính Nghĩa nhấn mạnh, đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc xuất hiện tình trạng trẻ vị thành niên bị ép buộc đẻ thuê. Năm 2023, những trường hợp tương tự đã từng được ghi nhận. Điều đáng lo ngại hơn, theo điều tra của mới nhất, tỷ lệ phụ nữ dân tộc Di tham gia vào hoạt động đẻ thuê đang tăng cao trong những năm gần đây, xu hướng này đang dần trẻ hóa, lan rộng đến nhóm vị thành niên. Thông tin này đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc.
Trước sự việc nghiêm trọng này, nhân viên của Ủy ban Y tế và Sức khỏe thành phố Quảng Châu cho biết, bộ phận giám sát tổng hợp của ủy ban đã tiến hành xác minh vụ việc, các cơ quan chức năng, ban ngành liên quan cũng vào cuộc, thông tin chi tiết sẽ được thông báo chính thức trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, người này cũng khảng định, địa phương sẽ không dung thứ cho vấn nạn đẻ thuê trái phép và tình trạng lợi dụng phụ nữ nghèo, đặc biệt là trẻ vị thành niên.
Hiện tại, Trung Quốc chưa có luật cụ thể cấm mang thai hộ hay có thể nói, việc quản lý mang thai hộ ở Trung Quốc đang nằm ở "vùng xám", khi luật pháp không cấm, nhưng chính phủ lại không cho phép. Thông thường, khi bị xử phạt, những người có liên quan sẽ bị tịch thu thu nhập bất hợp pháp, thu hồi giấy phép hành nghề y và giảm quyền lợi hưu trí. Tuy nhiên, những hình phạt này được xem là quá nhẹ.
Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng xâm nhập sâu rộng vào đời sống, một câu chuyện hy hữu vừa xảy ra tại Pháp, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng về khả năng chẩn bệnh như "thần y" của chatbot AI.
Bộ trưởng Bộ Trẻ em Iceland, bà Ásthildur Lóa Thórsdóttir, đã từ chức sau khi thừa nhận từng có quan hệ tình ái với một thiếu niên 15 tuổi vào thời điểm bà 22 tuổi.
Ông Tạ Nhạc, doanh nhân giàu có ở Thâm Quyến, đã trải qua 24 năm tìm kiếm con trai thất lạc. Nỗ lực không ngừng nghỉ cùng khoản treo thưởng 10 triệu tệ đã mang lại kết quả ngọt ngào khi ông tìm được con trai, một thanh niên ưu tú đang học cao học.
Bữa sáng đơn giản của người Mỹ không còn là lựa chọn tiết kiệm khi giá cả leo thang chóng mặt. Giá trứng tăng gấp 4, kéo theo giá bữa sáng cơ bản tăng vọt, ăn ngoài đã chạm ngưỡng 20 đô.
Giữa bão thuế quan Mỹ - Trung, một nữ CEO ngành dệt may Trung Quốc lạc quan đối diện việc mất đơn hàng triệu đô, trích dẫn kinh điển của Jack Ma về thị trường nội địa 1.4 tỷ dân.
Sau khi phía Mỹ leo thang thuế quan lên 245%, giới phân tích Anh đã chỉ ra '3 lá bài tẩy' của Trung Quốc gồm thặng dư thương mại, nắm giữ nợ Mỹ và kiểm soát khoáng sản hiếm, đủ sức đối trọng với Washington.
Mỹ đã phát động các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với công ty trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc, cáo buộc ứng dụng này là mối đe dọa an ninh, nghi ngờ đánh cắp công nghệ Mỹ và rò rỉ dữ liệu người dùng.
Giữa căng thẳng thuế quan thương mại Mỹ - Trung, các ứng dụng mua sắm trực tuyến của Trung Quốc bất ngờ trỗi dậy mạnh mẽ tại thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ, trong đó Taobao dẫn đầu xu hướng gây sốt.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đạt đến đỉnh điểm mới khi chính quyền Trump áp mức thuế quan 245% lên hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả mạnh mẽ, tuyên bố "không sợ chiến đấu" và yêu cầu Mỹ từ bỏ áp lực để đàm phán.