Điểm mặt loạt doanh nghiệp bị xử phạt và truy thu thuế hàng tỷ đồng
Thứ ba, 14/01/2025 12:52 (GMT+7)
Những doanh nghiệp như Masan Consumer, La Vie hay cả Yeah1 đều góp mặt trong danh sách bị phạt, truy thu sau thanh tra thuế.
Nước khoáng La Vie bị truy thu thuế hơn 66 tỷ đồng
Mới đây, Công ty TNHH La Vie bị Cục thuế tỉnh Long An truy thu 66,6 tỷ đồng sau thanh tra thuế, gồm thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường.
Theo
Kết luận thanh tra, về chấp hành các luật thuế, La Vie có chấp hành việc lập và
gửi tờ khai thuế hàng tháng, lập và gửi báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tài chính hàng năm, nộp thuế
phát sinh theo quy định.
Tuy
nhiên, về thuế thu nhập doanh nghiệp, La Vie chưa điều chỉnh giảm các khoản chi
phí trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không thực hiện đúng theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Số tiền
thuế thu nhập doanh nghiệp bị
truy thu sau thanh tra là 3,3 tỷ đồng.
Về thuế
tài nguyên, cơ quan thuế nêu La Vie được xác định ưu đãi thuế tài nguyên chưa
đúng theo quy định. Cùng với đó, doanh nghiệp còn kê khai sản lượng tài nguyên
tính thuế chưa đúng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Sau
thanh tra, đoàn thanh tra xác định số tiền thuế tài nguyên bị truy thu là 61,5
tỷ đồng cho kỳ tính thuế giai đoạn 2016 - 2020
Về phí bảo vệ môi trường,
La Vie xác định mức thu phí và sản lượng tài nguyên tính phí chưa đúng. Tổng số
tiền phí bảo vệ môi trường bị truy thu sau thanh tra là 1,7 tỷ đồng.
Sau thanh tra, tổng số
tiền thuế, phí truy thu qua thanh tra là 66,6 tỷ đồng. Cùng với đó, Cục Thuế
yêu cầu La Vie điều chỉnh giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2017
số tiền 485 triệu đồng.
Công ty này cũng nhiều
lần trì hoãn thời gian ký biên bản thanh tra. Theo đó, đoàn thanh tra đã nhiều
lần liên hệ nhưng công ty báo cần phải xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền
nên đã xin gia hạn thời gian ký biên bản.
Nước khoáng La Vie bị truy thu thuế hơn 66 tỷ đồng. (Ảnh: Lavie)
PVMachino phải khắc phục hơn 13 tỷ do kê khai thuế sai quy định
Ngày 8/1, CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí (PVMachino
- Mã: PVM) bị Cục Thuế TP Hà Nội xử phạt gần 2,1 tỷ đồng vì đã hạch toán các
chi phí quản lý doanh nghiệp không đầy đủ hồ sơ tại thời điểm kiểm tra.
Đồng thời, PMV phải nộp bổ sung
hơn 10,4 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tăng thêm qua kiểm tra. Nâng
tổng số tiền bị xử phạt và truy thu lên 13,4 tỷ đồng.
Xây dựng Thái Yên bị truy thu, phạt vi phạm thuế hơn 5 tỷ đồng
Cục thuế TP Hà Nội mới đây công bố
kết luận thanh tra thuế đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thái Yên (Xây dựng Thái Yên) có
địa chỉ tại khu S4, Tổ hợp chung cư cao tầng N04B Khu Đoàn ngoại giao, phường
Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Theo kết luận tranh tra, Cục thuế
TP Hà Nội đã chỉ ra một vài những sai phạm còn tồn tại ở Công ty Xây dựng
Thái Yên.
Cụ thể, về thuế GTGT, công ty kê
khai khấu trừ một số hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào không đủ hồ sơ, chứng từ
thanh toán.
Về thuế TNDN, công ty hạch toán chi
phí một số hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào không đủ hồ sơ, chứng từ thanh
toán, hạch toán chi phí lãi vay vượt mức khống chế, hạch toán giá vốn công
trình những chi phí dở dang của hạng mục chưa được nghiệm thu.
Về việc sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh, tại thời điểm thanh tra, qua rà soát hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ niên độ năm 2022, 2023 bằng công cụ hỗ trợ tra cứu hóa đơn, Cục thuế TP Hà Nội phát hiện công ty kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của 126 số hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh và không hoạt động tại địa chỉ đăng ký trước thời điểm cơ quan thuế phát hành thông báo. Tổng giá trị là hơn 29,39 tỷ đồng, thuế GTGT tương ứng là 2,48 tỷ đồng.
Cục thuế TP Hà Nội đã chỉ ra một vài những sai phạm còn tồn tại ở Công ty Xây dựng Thái Yên. (Ảnh minh hoạ)
Với những sai phạm trên, Cục thuế
TP Hà Nội yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Thái Yên chấn chỉnh ngay
tồn tại đã nêu, điều chỉnh sổ sách kế toán và nội dung khác có liên quan đến số
liệu tăng giảm nêu trên để làm cơ sở hạch toán, kê khai thuế kỳ sau.
Đồng thời, Cục thuế TP Hà Nội yêu
cầu Công ty Đầu tư và xây dựng Thái Yên nộp số tiền thuế, truy thu, tiền phạt,
tiền chậm nộp kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về
thuế, tổng số tiền hơn 5,02 tỷ đồng.
Masan Consumer bị xử lý về thuế hơn 8 tỷ đồng
Tổng cục Thuế vừa có quyết định về việc xử phạt
vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan
Consumer; Mã: MCH).
Theo đó, qua công tác thanh tra Thuế, Tổng
cục Thuế kết luận Masan Consumer đã có hành vi vi phạm hành chính: Khai sai dẫn
đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai không dẫn đến thiếu số tiền thuế
phải nộp. Ngoài ra, công ty còn bị phạt thêm các tình tiết tăng nặng do vi phạm
nhiều lần.
Với các vi phạm trên, Masan Consumer bị áp dụng hình thức xử
phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Phạt hành chính 1 tỷ đồng vì hành vi khai sai dẫn đến
thiếu số tiền thuế phải nộp.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp đủ 5,1 tỷ đồng
tiền thuế thiếu vào ngân sách Nhà nước. Đây là các khoản tiền thuế giá trị gia
tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty khai sai dẫn đến thiếu trong các
năm từ 2020 đến 2023. Masan Consumer cũng phải nộp thêm 1,99 tỷ đồng tiền
chậm nộp thuế.
Số tiền chậm nộp này được tính tới ngày 31/12/2024. Masan
Consumer có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp thuế kể từ sau ngày
31/12/2024 đến thời điểm thực nộp số tiền thuế truy thu và số tiền phạt vào
ngân sách nhà nước theo quy định.
Như vậy, tổng số tiền Masan Consumer bị xử lý về thuế là hơn 8,1
tỷ đồng.
Masan Consumer là chủ sở hữu loạt thương hiệu gia vị, nước mắm. (Ảnh: Masan Consumer).
Đơn vị sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai" bị truy thu thuế
Ngày 6/1/2025, CTCP Tập đoàn Yeah1 (Mã:
YEG), đơn vị sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai" cũng bị Chi cục
Thuế quận 3 (TP HCM) xử phạt hành chính về thuế. Tổng tiền truy thu, tiền thuế
và tiền chậm nộp gần 318 triệu đồng.
Từ năm 2022 - 2023, Yeah1 đã khai
sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ
khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; Khai sai dẫn đến
thiếu số tiền thuế GTGT phải nộp; Khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số tiền
thuế TNDN phải nộp.
Được biết, đây không phải
lần đầu tiên Yeah1 bị xử phạt về thuế. Vào cuối tháng 5/2024, tập đoàn cũng từng bị xử
phạt và truy thu gần 991 triệu đồng.
Báo cáo thị trường do CBRE vừa công bố cho thấy, trong suốt năm 2024, thị trường văn phòng tại Hà Nội và TP HCM đều chứng kiến sự cải thiện về diện tích hấp thụ, ghi nhận mức tăng nhẹ trong 5 năm qua.
Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), Ngân hàng Thương mại, đơn vị vận chuyển…. cung cấp các thông tin liên quan phục vụ mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế (NNT) và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Do vậy, thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân từ 01/01/2025 là không đúng.
Sáng nay (17/4), CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tại Hà Nội. Sự kiện công bố kết quả kinh doanh năm 2024 và quý I/2025 và hé lộ mục tiêu năm nay.
Cứ đến mỗi mùa kiểm toán, sự chênh lệch số liệu đột biến không phải là điều xa lạ. Trong mùa kiểm toán 2024, nhóm các doanh nghiệp bất động sản là nhóm bị thay đổi lợi nhuận nhiều nhất, có đơn vị lỗ chồng thêm lỗ.
Dù đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm nay, nhưng cổ phiếu FPT thời gian qua chịu áp lực bán mạnh. Chỉ trong quý I/2025, FPT bị bán ròng gần 6.900 tỷ đồng và xu hướng này vẫn chưa dừng lại. Riêng phiên 16/4, cổ phiếu công nghệ này nằm sàn.
Giữa làn sóng phẫn nộ của dư luận liên quan vụ việc gần 600 loại sữa giả vị phanh phui, Công ty Alama Việt Nam - đơn vị sản xuất và phân phối sữa HIUP đã lên tiếng về sự việc trên trang fanpage.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ra quyết định xử phạt CTCP Cao ốc Phương Đông và Ngân hàng TMCP Tiên Phong vì những vi phạm liên quan trái phiếu.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Báo Điện tử Chính phủ nhân dịp Việt Nam đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) 2025, ông Scott Morris, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nhấn mạnh: Việt Nam đang có cơ hội bứt phá để trở thành hình mẫu tăng trưởng xanh nếu xây dựng được một môi trường chính sách đủ mạnh, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và bảo đảm công bằng trong quá trình chuyển đổi.