hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Anh Minh đã buộc phải dừng chuyến công tác Châu Âu khi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thông báo anh là đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế.
Anh Doãn Ngọc Minh, 42 tuổi, chủ một doanh nghiệp sản xuất hóa chất có nhà máy ở khu công nghiệp Quang Minh rất bất ngờ khi hồ sơ xuất cảnh của anh bị trả về với lý do anh còn nợ thuế, liên quan đến hoạt động của công ty anh.
Đây là lần đầu tiên anh Minh gặp trường hợp này bởi từ cuối năm 2019, khi dịch COVID-19 xảy đến, anh chưa hề đi công tác nước ngoài dài ngày. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định: Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Theo quy định, cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ thuế thì có thể bị cưỡng chế bằng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh cho đến khi hoàn thành xong nghĩa vụ về thuế.
Do chưa có quy định cụ thể về các trường hợp cấm xuất cảnh nên cá nhân nợ thuế thu nhập cá nhân không bị cấm xuất cảnh, tuy nhiên bị tạm hoãn.
Theo Tổng cục Thuế, việc tạm hoãn xuất cảnh chỉ thực hiện với những cá nhân ra nước ngoài không quay trở lại, hoặc rất lâu sau mới quay trở lại Việt Nam, vì nguy cơ cao không thu hồi được nợ thuế.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh khẳng định việc thực hiện tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân, pháp nhân nợ thuế được cơ quan thuế thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ đúng quy định của pháp luật và không phải tất cả cá nhân nợ thuế đều bị tạm hoãn xuất cảnh, mà việc này chỉ áp dụng với một số ít đối tượng.
Trao đổi với báo chí hồi tháng 7/2024, ông Đặng Ngọc Minh cho biết chỉ những cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức mà doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thuế; người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài còn nợ thuế; người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mới bị tạm hoãn xuất cảnh.
Theo quy định của pháp luật, việc tạm hoãn xuất cảnh chỉ thực hiện với những cá nhân ra nước ngoài không quay trở lại, hoặc rất lâu sau mới quay trở lại Việt Nam, nên nguy cơ không thu hồi được nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính thuế rất cao.
Với người dân ra nước ngoài du lịch, chữa bệnh, thăm thân, hội thảo, hội nghị... còn nợ thuế vẫn được xuất cảnh bình thường.
Ngay cả với các trường hợp nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh, nhưng nếu có bảo lãnh về tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thì vẫn có thể được xuất cảnh.
Trường hợp người nộp thuế có bảo lãnh về tiền thuế nợ, nhưng không nộp đúng thời hạn, bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm nộp thay. Hết thời hạn nộp tiền thuế nợ theo văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước, thì bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ sẽ bị cưỡng chế đối với số tiền trong phạm vi bảo lãnh.
Hiện nay thực hiện tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân, pháp nhân nợ thuế được cơ quan thuế được thực hiện theo quy trình cơ quan thuế sau khi rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, cơ quan thuế quản lý trực tiếp với người nộp thuế lập danh sách cá nhân thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và lập văn bản gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, đồng thời gửi cho người nộp thuế biết để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh.
Ngay trong ngày nhận được văn bản của cơ quan thuế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thực hiện việc tạm hoãn xuất cảnh theo quy định và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, thì trong vòng 24 giờ làm việc, cơ quan quản lý thuế phải ban hành văn bản hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định.
Ông Đặng Ngọc Minh cũng khuyến nghị khi thay đổi địa chỉ, người nộp thuế phải chủ động thông báo cho cơ quan thuế và để kiểm tra nợ thuế thì truy cập vào Trang thông tin điện tử của cơ quản lý thuế để đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh.
Tổng cục Thuế cho biết ngành thuế đã xây dựng ứng dụng eTax Mobile cài đặt trên điện thoại, cho phép cá nhân, cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh có thể tra cứu về thuế mọi lúc, mọi nơi.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế, anh Doãn Ngọc Minh đã được xuất cảnh. "Chỉ vì sơ suất mà mất bao nhiêu thời gian làm lại thủ tục, còn phải lạy lục hẹn lại đối tác nước ngoài ngày làm việc mới”, anh nói.
Ngưỡng nợ thuế để hoãn xuất cảnh đối với cá nhân: 2.100 USD
Tại họp báo quý 4/2024 của Bộ Tài chính chiều 7/1, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn cho biết, cơ sở đặt ra ngưỡng này được xây dựng dựa trên số liệu thống kê trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
Theo đó, hiện có khoảng 380 nghìn cá nhân là cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh có số tiền nợ thuế từ 10 triệu đồng trở lên và doanh nghiệp có số tiền nợ thuế từ 100 triệu đồng trở lên.
Khoảng 81 nghìn cá nhân là cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh có số tiền nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên và doanh nghiệp có số tiền nợ thuế từ 500 triệu đồng trở lên…
Ngoài ra, nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng chính sách này tại một số quốc gia cũng cho thấy, những cá nhân có khoản nợ thuế trong khoảng 2.000 USD (đối với Malaysia) và là 40.000 USD (đối với Mỹ) thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Do đó, ngưỡng đối với cá nhân tại Việt Nam khoảng 2.100 USD (tương đương 50 triệu đồng) là phù hợp.
Ngưỡng nợ thuế tạm hoãn xuất cảnh đối với doanh nghiệp gấp 10 lần cá nhân
Đối với ngưỡng áp dụng cho doanh nghiệp, tham khảo tại Đài Loan (Trung Quốc), quy định cụ thể ngưỡng nợ áp dụng cho doanh nghiệp là 2 triệu Đài tệ (tương đương 1,57 tỷ đồng), các nước khác không quy định ngưỡng cụ thể.
Do vậy, đối với doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng ngưỡng nợ là 500 triệu đồng (gấp 10 lần số tiền thuế nợ quá hạn áp dụng cho cá nhân).