Đề xuất phạt tới 3 tỷ đồng, tù tối đa 20 năm với tội phạm an toàn thực phẩm
Chủ nhật, 06/04/2025 08:43 (GMT+7)
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất tội phạm an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng, án tù tối thiểu nâng từ 1 năm lên 3 năm, tối đa 20 năm.
Theo Bộ Công an, để đảm bảo tính răn đe, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, cơ quan soạn thảo là Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt tiền với hơn 160 tội danh trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Mức đề xuất tăng phổ biến là gấp đôi.
Hai tội nằm trong nhóm bị nâng mức phạt cao nhất là tội phạm môi trường, Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236) và Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317), đều được đề xuất tăng tiền phạt gấp 6 lần.
Tăng mức phạt với tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm lên gấp 6 lần. Ảnh: Công Thành
Cụ thể, người sử dụng hóa chất, phụ gia bị cấm, động vật chết, nhiễm bệnh để chế biến thực phẩm… có thể bị xử phạt từ 300 triệu đến 3 tỷ đồng, tùy mức độ nghiêm trọng. Đây là mức phạt gấp 6 lần hiện hành (hiện chỉ 50-500 triệu đồng).
Cùng với đó, án tù tối thiểu cho tội danh này cũng được đề xuất tăng từ 1 năm lên 3 năm, khung hình phạt mới là 3-7 năm tù.
Dùng hóa chất cấm dù “không biết”, vẫn có thể bị phạt tù
Theo dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự, Bộ Công an đề xuất bỏ yêu cầu chứng minh người phạm tội “biết” chất mình dùng là cấm.
Hiện tại, người sử dụng phụ gia, hóa chất, thuốc thú y, động vật chết... để sản xuất, buôn bán thực phẩm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu biết rõ các chất này thuộc danh mục cấm hoặc nguy hại.
Tuy nhiên, nếu đề xuất mới được thông qua, người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự dù có biết hay không, nhằm tăng tính răn đe và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Theo quy định hiện hành, hành vi này bị phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-3 năm. Nhưng trong dự thảo mới, mức phạt có thể tăng lên 300 triệu – 3 tỷ đồng, tùy mức độ vi phạm.
Bán thực phẩm giả trên mạng, tiếp cận từ 500 người trở lên có thể lãnh 10 năm tù
Tương tự, đề xuất tăng mạnh hình phạt với tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193).
Theo đó, người vi phạm nếu hoạt động trên nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên, có thể bị phạt tù từ 5 đến 10 năm.
Ngoài ra, mức phạt bổ sung với cá nhân cũng được đề xuất tăng gấp đôi, từ 20-100 triệu đồng lên 40-200 triệu đồng; đồng thời có thể bị cấm hành nghề 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Pháp nhân thương mại vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 36 tỷ đồng (gấp đôi so với mức hiện tại) và bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu gây hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng con người, môi trường, an ninh – trật tự xã hội, hoặc nếu pháp nhân đó được lập ra chỉ nhằm thực hiện hành vi phạm tội.
Theo luật sư, CER Group đã bán hơn 100.000 hộp kẹo rau củ Kera, do đó, đây là vụ án có quy mô lớn. Nếu xác định được có người bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, mức phạt sẽ tăng nặng. Bên cạnh đó, mức phạt cùng tuỳ thuộc vào mức độ tham gia của từng bị can.
Trong hơn 3 tháng, Công ty Tập đoàn Chị Em Rọt đã bán 135.325 hộp kẹo rau củ Kera, thu về hơn 20 tỷ đồng. Đồng thời, sản phẩm táo đỏ Trung Quốc cũng biến mất khỏi giỏ hàng của các Tiktoker.
Trước khi bị khởi tố, Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) là hiện tượng livestream đình đám, đạt doanh thu chục tỷ đồng. Tuy nhiên, cô đã vướng phải nhiều lùm xùm liên quan đến việc quảng cáo sai sự thật về công dụng sản phẩm, dẫn đến những rắc rối pháp lý.
Vụ tài xế xe tải tông gãy rào chắn đường sắt, xét thấy có dấu hiệu của tội "cố ý làm hư hỏng tài sản", Công an TP Huế vừa chuyển hồ sơ cho Cơ quan CSĐT để thụ lý theo thẩm quyền.
600 phụ nữ nghèo tại Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Yagi được nhận hỗ trợ tiền mặt từ UN Women để phục hồi sinh kế, đảm bảo an sinh và thúc đẩy bình đẳng giới sau thiên tai.
Thiếu niên 16 tuổi được người đàn ông đưa về nhà mẹ ruột ở Vĩnh Long để điều trị bệnh "tâm lý". Do mâu thuẫn nhất thời, thiếu niên đã xuống tay sát hại hai mẹ con rồi cướp tài sản.