Bán hơn 135.000 hộp kẹo Kera, Công ty Chị Em Rọt thu về hơn 20 tỷ đồng
Thứ bảy, 05/04/2025 15:06 (GMT+7)
Trong hơn 3 tháng, Công ty Tập đoàn Chị Em Rọt đã bán 135.325 hộp kẹo rau củ Kera, thu về hơn 20 tỷ đồng. Đồng thời, sản phẩm táo đỏ Trung Quốc cũng biến mất khỏi giỏ hàng của các Tiktoker.
Trước đó, Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) và Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) cùng 3 đối tượng liên quan đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc để làm rõ hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.
Theo công bố, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định sản phẩm thực phẩm bổ sung Kera SuperGreens Gummies (kẹo rau củ Kera) của Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, do Công ty cổ phần Asia Life sản xuất là hàng giả.
Theo xác minh, từ ngày 12/12/2024 đến 19/3/2025, Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt đã bán ra thị trường 135.325 hộp kẹp rau củ Kera chủ yếu được công ty này bán trực tiếp đến tay người dùng trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok Shop, Facebook… thông qua hình thức livestream và qua website.
Với mức giá niêm yết 150.000 - 165.000 đồng/hộp, doanh thu ước tính từ sản phẩm này lên đến hơn 20 tỷ đồng.
Nhiều người nghi ngờ thương hiệu này đã sao chép mẫu mã từ một sản phẩm trên sàn thương mại điện tử ở Trung Quốc.
Trước đó, thông tin lan truyền trên MXH cho rằng sản phẩm kẹo rau củ Kera có bao bì và hình ảnh giống gần 90% với sản phẩm gia công từ Trung Quốc, có giá 11 nhân dân tệ (tương đương 38.000 đồng), áp dụng với khách đặt từ 100 hộp và chưa tính phí vận chuyển. Nhiều người nghi ngờ thương hiệu này đã sao chép mẫu mã từ đó.
Sau đó, thương hiệu khẳng định, sản phẩm kẹo rau được hợp tác sản xuất tại nhà máy ở Đắk Lắk, không sản xuất ở Trung Quốc; Mọi hình ảnh thiết kế và bao bì sản phẩm do đội ngũ sáng tạo của thương hiệu thực hiện độc quyền, cho rằng hình ảnh sản phẩm của mình xuất hiện trên nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc là do một đơn vị chuyên nhận gia công kẹo dẻo rau củ sử dụng trái phép.
Thêm vào đó, tại buổi cung cấp thông tin ngày 14/3, trả lời câu hỏi về việc mức giá 150.000 đồng/hộp của kẹo rau củ Kera, ông Lê Tuấn Linh, Giám đốc CTCP Tập đoàn Chị Em Rọt khẳng định mức giá hoàn toàn phù hợp với thị trường.
Hiện tại, để phục vụ công tác điều tra, xử lý triệt để vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông báo các cá nhân, tổ chức đã mua 135.325 hộp kẹo Kera liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng 3 - C01; địa chỉ số 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội hoặc Điều tra viên Lưu Thị Thanh Hiếu) để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo ghi nhận, tài khoản Shopee Hằng Du Mục vốn đang kinh doanh táo đỏ cũng được chuyển về trạng thái “Nghỉ bán”. Ảnh chụp màn hình.
Nhóm Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục từng nổi tiếng khi bán mặt hàng táo đỏ Tân Cương (Trung Quốc). Mặt hàng này được nhiều người săn lùng mua trong các phiên livestream, thậm chí có thời điểm hết sạch vài tấn táo chỉ trong vài phút mở bán. Mỗi phiên bán hàng của cô thu hút hàng trăm nghìn người xem.
Cùng thời điểm dính vào lùm xùm, các video quảng cáo cho mặt hàng nói trên cũng biến mất khỏi giỏ hàng tại các kênh TikTok shop của Nguyễn Quang Linh và Nguyễn Thị Thái Hằng. Tài khoản Shopee của Hằng Du Mục cũng được chuyển về trạng thái “Nghỉ bán”.
Trước khi biến mất, đã có hàng triệu sản phẩm đã được người này bán trên sàn TMĐT. Hai tài khoản @Hangkat và @Hangkat 2 vốn là nơi niêm yết táo đỏ cùng nhiều mặt hàng khác của Hằng Du Mục, có đến 2,6 triệu lượt bán, đều không còn hiển thị món hàng nào.
Trước khi bị khởi tố, Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) là hiện tượng livestream đình đám, đạt doanh thu chục tỷ đồng. Tuy nhiên, cô đã vướng phải nhiều lùm xùm liên quan đến việc quảng cáo sai sự thật về công dụng sản phẩm, dẫn đến những rắc rối pháp lý.
Sở Y tế Đắk Lắk đang thanh tra quy trình sản xuất kẹo rau củ Kera tại Công ty Cổ phần ASIA LIFE sau khi Cục An toàn thực phẩm phát hiện dấu hiệu vi phạm quảng cáo. Kết quả kiểm tra sẽ được công khai và báo cáo trước ngày 12/3.
Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm không kiểm định… đang ngang nhiên tung hoành trên thị trường. Dù liên tục được cảnh báo, nhiều người tiêu dùng vẫn dễ dãi tin theo, tiếp tay cho “chợ đen online” ngày càng phát triển.
Ngay sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn có liên quan đến Công ty Rance Pharma, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã khẩn trương rà soát và tạm dừng sử dụng sản phẩm sữa Hapomil để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo người dân cần cảnh giác với thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, quảng cáo sai sự thật. Hướng dẫn cách nhận diện sản phẩm kém chất lượng và tra cứu thông tin công khai trước khi mua.
Sau nhiều ngày tăng nóng, giá vàng sáng 19/4 bất ngờ lao dốc mạnh. Vàng miếng SJC giảm tới 4 triệu đồng/lượng, xuống mức 117 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.