Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai - tập đoàn của gia đình ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô La) bất ngờ 'chuyển' tím với khối lượng giao dịch lên đến 1,3 triệu đơn vị trong phiên thị trường điều chỉnh cuối tuần.
Sau nhiều phiên hưng phấn, thị trường chứng khoán hôm nay (9/5) bước vào nhịp điều chỉnh. VN-Index chốt phiên giảm 2,5 điểm, về 1.267,3 điểm. Thanh khoản 2 sàn đạt gần 17.310 tỷ đồng.
HNX-Index cũng chứng kiến sắc đỏ chiếm ưu thế khi giảm hơn 1,08 điểm, tương ứng giảm 0,5%. Còn UPCoM-Index tăng nhẹ 0,42 điểm, tức tăng 0,45%.
Trên HOSE, thị trường ghi nhận 136 mã tăng, nhưng có tới 174 mã giảm, 58 mã đứng yên giá tham chiếu. Giá trị giao dịch của số mã tăng điểm đạt 6.452 tỷ, kém so với mức giao dịch 6.811 tỷ đồng của các mã giảm điểm.
Đi ngược thị trường hôm nay, cổ phiếu QCG của Công ty Quốc Cường Gia Lai tăng trần lên 11.600 đồng/cp. Khối lượng giao dịch đạt gần 1,3 triệu đơn vị, vượt mạnh so với trung bình khớp lệnh 10 phiên gần nhất là 627.000 cổ phiếu. Mã cổ phiếu bất động sản này dư mua giá trần hơn 857.000 cổ phiếu tới cuối phiên.
Cổ phiếu QCG tăng vọt trong phiên 9/5. (Nguồn: TradingView).
Giao dịch đột biết này đến từ thông tin Dự án bến du thuyền liên quan tới doanh nghiệp của gia đình ông Cường Đô La tại Đà Nẵng đủ điều kiện mở bán.
Cụ thể, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng vừa thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng.
Dự án do CTCP Bến du thuyền Đà Nẵng - công ty con của CTCP Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư, có tổng diện tích sử dụng đất hơn 119.000 m2. Trong đó, khoảng 109.000 m2 là đất liền, còn lại 10.000 m2 là diện tích mặt nước và cầu tàu.
Dự án bao gồm 34 căn nhà ở với diện tích sàn từng căn dao động từ 147,1-446,4 m2.
Theo báo cáo từ chủ đầu tư, hiện có 3 trong số 34 căn đang được thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh quận 10.
Sở Xây dựng Đà Nẵng xác nhận toàn bộ 34 căn nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án này đã đáp ứng đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh, theo quy định tại Điều 24, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Cơ quan này yêu cầu chủ đầu tư khi ký hợp đồng mua bán phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, trong đó có các điều kiện về giải chấp tài sản đang thế chấp nếu muốn bán. Đồng thời, việc thanh toán trong hợp đồng cũng phải đảm bảo theo giới hạn.
Cụ thể, lần thanh toán đầu tiên không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng (bao gồm tiền đặt cọc). Các lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng, nhưng tổng cộng không quá 70% trước khi bàn giao nhà.
Trường hợp chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tổng số tiền thu không được vượt quá 95% giá trị hợp đồng. Riêng tiền đặt cọc khi nhà ở đã đủ điều kiện kinh doanh không được vượt quá 5% giá bán.
Phối cảnh Dự án Marina Complex - tên thương mại của dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng. (Ảnh: Quốc Cường Gia Lai).
Dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng có tên thương mại là Marina Complex, nằm dưới chân cầu Thuận Phước, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà. Dự án do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
Quốc Cường Gia Lai bắt đầu đầu tư vào Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng từ đầu năm 2016 qua việc nhận chuyển nhượng 39% vốn góp, tương ứng 198 tỷ đồng từ Danang Marina Investment. Đây cũng là một trong 14 thương vụ giao dịch nhận chuyển nhượng/thoái vốn cổ phần mà doanh nghiệp không công bố trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.
Đầu năm 2019, dự án gần hoàn thành việc đổ đất ra khu vực bờ kè, lấp một diện tích mặt nước sông Hàn thì vấp phải phản ứng của dư luận và một số nhà khoa học cho rằng việc thi công bờ kè bê tông cứng sẽ gây ảnh hưởng đến dòng chảy, thu hẹp khả năng thoát lũ tại của sông và gây mất mỹ quan khi thi công phần bờ kè chồm lần ra sông Hàn.
Ngay sau khi có những phản ứng của dư luận, các cơ quan chức năng địa phương đã có nhiều động thái từ đình chỉ thi công, tổ chức hội thảo khoa học phản biện đối với dự án và vẫn còn nhiều ý kiến đa chiều liên quan đến tác động của dự án đối với môi trường tự nhiên tại khu vực.
Sau thời gian dài ngừng thi công, dự án đã được khởi động trở lại từ đầu tháng 3/2025.
Về tình hình kinh doanh, quý I/2025, Quốc Cường Gia Lai ghi nhận doanh thu đạt 111 tỷ đồng, tăng 188% so với cùng kỳ.
Theo công ty, doanh thu tăng nhờ đẩy mạnh bán hàng và bàn giao căn hộ cho khách. Dù không còn khoản lãi từ chuyển nhượng vốn như quý I/2024 và phát sinh lỗ khác gần 5.7 tỷ đồng, công ty vẫn lãi ròng 9.4 tỷ đồng, tăng đáng kể so với 1,4 tỷ đồng cùng kỳ.
Trái ngược với lợi nhuận tăng trong quý đầu năm 2025, Quốc Cường Gia Lai ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 48 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 13 tỷ. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận dương 0,15 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận âm 12 tỷ đồng, chủ yếu do trả bớt nợ vay.
Kết quả kinh doanh của hai đại gia bán lẻ xăng dầu Petrolimex và PV OIL cùng phụ thuộc vào giá dầu thế giới (Brent, WTI) tăng cao hay giảm mạnh cũng như chính sách thuế của cơ quan Nhà nước. Thế nhưng tại sao biên lãi gộp của Petrolimex thường nhỉnh hơn của PV OIL?
Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo hướng tính thuế 20% trên phần lãi ròng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng chính sách này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh tình trạng chồng thuế, bất công bằng và ảnh hưởng tiêu cực tới cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Các chuyên gia kinh tế đề xuất nhiều giải pháp như ổn định thị trường và chuỗi cung ứng nội địa, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu... nhằm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước bão thuế quan Mỹ
Kết quả kinh doanh của hai đại gia bán lẻ xăng dầu Petrolimex và PV OIL cùng phụ thuộc vào giá dầu thế giới (Brent, WTI) tăng cao hay giảm mạnh cũng như chính sách thuế của cơ quan Nhà nước. Thế nhưng tại sao biên lãi gộp của Petrolimex thường nhỉnh hơn của PV OIL?
Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo hướng tính thuế 20% trên phần lãi ròng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng chính sách này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh tình trạng chồng thuế, bất công bằng và ảnh hưởng tiêu cực tới cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Các chuyên gia kinh tế đề xuất nhiều giải pháp như ổn định thị trường và chuỗi cung ứng nội địa, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu... nhằm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước bão thuế quan Mỹ
Việt Nam đang đối mặt với áp lực lớn từ mức thuế quan Mỹ đối với hàng xuất khẩu công nghệ. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ “công xưởng lắp ráp” sang trung tâm đổi mới và sản xuất thông minh.
Sản phẩm dầu gội Hanayuki do công ty vợ chồng Đoàn Di Băng phân phối mới đây đã bị thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc do không đảm bảo chất lượng. Trước đây, cặp đôi này được giới thiệu là quản lý cấp cao của công ty đa cấp Lô Hội, từng dính tới cáo buộc đội bán các sản phẩm chức năng giá "cắt cổ".
Trong bối cảnh EU - thị trường truyền thống - đang giảm tỉ trọng do yếu tố cạnh tranh và quy định khắt khe hơn, Trung Quốc nổi lên như một thị trường chiến lược. Ngoài quy mô tiêu thụ lớn, thị trường này còn linh hoạt hơn trong quy chuẩn nhập khẩu và có hệ thống tiêu thụ đa dạng từ siêu thị đến chợ đầu mối.