Chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp chiến lược trước áp lực thuế quan Mỹ
Thứ năm, 08/05/2025 17:12 (GMT+7)
Các chuyên gia kinh tế đề xuất nhiều giải pháp như ổn định thị trường và chuỗi cung ứng nội địa, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu... nhằm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước bão thuế quan Mỹ
Sáng 8/5, Tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề “Chính
sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ: Tác động và điều chỉnh chiến lược cho Việt
Nam” diễn ra tại
Hà Nội, do Đại học Kinh
tế Quốc dân tổ chức.
Tọa đàm Đối thoại chính sách với chủ đề “Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ: Tác động và điều chỉnh chiến lược cho Việt Nam”.
Tọa đàm là
diễn đàn để các nhà nghiên cứu, chuyên gia và nhà hoạch định chính sách cùng
trao đổi, phân tích bản chất, tác động và đề xuất các giải pháp chiến lược phù
hợp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thích ứng hiệu quả đối với
những thay đổi trong chính sách thuế quan Mỹ trong bối cảnh mới.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thành
Hiếu, Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Các biện pháp áp thuế đối
ứng được Mỹ mới đưa ra không chỉ ảnh hưởng đến các đối tác lớn như Trung Quốc,
EU mà còn tác động dây chuyền đến nhiều quốc gia khác có liên kết chuỗi cung ứng
toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
GS, TS. Nguyễn Thành Hiếu thông tin, hiện quy mô xuất khẩu từ Việt Nam sang
Mỹ chiếm đến 30% kim ngạch xuất khẩu, thặng dư thương mại với Mỹ chiếm
đến hơn 20% tổng GDP nền kinh tế.
Về cơ cấu, 70% hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ là những mặt
hàng chế biến chế tạo chủ lực như điện, điện tử, linh kiện, điện thoại, da
giày, dệt may, gỗ… Những mặt hàng này phần lớn là lĩnh vực sản xuất của khu vực
FDI và cũng là động lực của nền kinh tế những năm qua. Do vậy, đây là khoảng thời
gian để Việt Nam chuẩn bị những giải pháp ứng phó với những thay đổi, tác động
từ chính sách thuế quan Mỹ. Đồng thời, cũng là thời cơ tái cấu trúc lại để nền
kinh tế tự chủ, phát triển bền vững, gia tăng khả năng chống chịu đối với những
bất ổn từ thế giới.
PGS, TS. Tạ Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân. (Ảnh: NEU)
PGS, TS. Tạ Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh, Đại học
Kinh tế Quốc dân đề xuất
8 giải pháp nhằm điều chỉnh chính
sách thương mại, giảm thiểu tác động từ các mức thuế quan Mỹ:
Thứ nhất,
Việt Nam cần rà soát lại nhóm hàng xuất siêu sang Mỹ và đàm phán làm giảm
áp lực về thuế vào nhóm hàng này.
Thứ hai,
nhóm các mặt hàng của khối doanh nghiệp FDI xuất siêu cần rà soát chính sách về
thuế, ưu đãi thuế với các ảnh hưởng từ việc áp đặt thuế mới; kiên quyết loại bỏ
các doanh nghiệp nước ngoài đội lốt xuất siêu sang Mỹ, còn lại sẽ đảm bảo
những ưu đãi về thuế đã cam kết và chia sẻ gánh nặng thuế nếu có thể…
Thứ ba,
nhóm các mặt hàng Việt Nam xuất siêu như dệt may, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản...
phân tích rõ chuỗi giá trị Việt Nam được hưởng lợi với giá trị thuế mới. Việt
Nam cần điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế toàn diện với tầm nhìn dài hạn,
xác định rõ các ngành công nghiệp mũi nhọn để tập trung đầu tư.
Thứ tư,
trong tương lai, nhiều ngành nghề và dịch vụ đơn giản sẽ bị loại bỏ do việc
chuyển đổi số và công nghệ robot, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI)… Đề xuất
chọn bán dẫn, AI, phần mềm, kinh tế số, hạt nhân, vật liệu mới... để mở cửa cho
doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam.
Thứ năm,
tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp cận công nghệ thế giới
nhanh chóng hơn. Chú trọng thu hút FDI bằng nhân lực chất lượng cao, bằng sự
minh bạch, công bằng sẽ đảm bảo cải thiện vị thế tham gia của Việt Nam trong
chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ sáu,
chủ động quy hoạch nguồn vật liệu hiếm, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài tìm
kiếm nguồn lực, kể cả nguồn nhân lực chất lượng cao và nguyên vật liệu quý hiếm.
Thứ bảy,
khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, thay đổi quan điểm nhìn nhận ủng hộ
doanh nghiệp lành mạnh, tránh đổ vỡ dây chuyển bằng bộ tiêu chí kinh tế, không
quản lý doanh nghiệp dựa vào phân loại thành phần kinh tế.
Cuối cùng,
chủ động khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là Mỹ nhằm tìm kiếm nguồn
lực (kể cả nguồn nhân lực chất lượng cao, nguyên vật liệu …). Thực tế cho thấy lực lượng
lao động và nguyên vật liệu mới tại Mỹ vẫn duy trì ở trình độ cao. Chính sách
thương mại và đầu tư của các quốc gia khác muốn đầu tư vào Mỹ về cơ bản là có tầm
nhìn dài hạn. Vì vậy, cần thay đổi cách tiếp cận về quan hệ thương mại và đầu
tư từ thế bị động sang chủ động và cần có sự cân bằng cả hai chiều sẽ đạt lợi
ích tối ưu hơn.
Ở góc độ khác,
PGS.TS Phan Hữu Nghị - Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học
Kinh tế Quốc dân cho rằng, để
giảm thiểu tác động từ các mức thuế đối ứng do Mỹ áp đặt, trong điều kiện
Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác thương mại số 1 và số 2 của Việt Nam, hai nền
kinh tế lớn nhất thế giới. Cách tiếp cận của Việt Nam cần hướng đến 4 mục tiêu:
Giảm thiểu tác động tiêu cực của thuế đối ứng đến doanh nghiệp xuất khẩu; Ổn định
thị trường và chuỗi cung ứng nội địa; Duy trì niềm tin của nhà đầu tư và đối
tác quốc tế; Chuyển hóa khủng hoảng thành động lực cải cách, nâng cao năng lực
cạnh tranh.
“Về lâu
dài, chúng ta cần xây dựng chính sách để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng
cường hợp tác khu vực và toàn cầu, tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định.
Ngoài ra cần rà soát lại các tác động về nguồn thu thuế, chuyển giao công nghệ,
ảnh hưởng môi trường của các tập đoàn/công ty đa quốc gia tại Việt Nam để thu
hút FDI có chọn lọc. Đồng thời xây dựng bền vững kinh tế địa phương bằng cách đầu
tư vào hạ tầng, đào tạo lao động tại chỗ, phục hồi tài nguyên thiên nhiên và gắn
kết cộng đồng tại địa phương để tạo nên một nên kinh tế có khả năng chống chịu
với các cú sốc từ bên ngoài..”, PGS.TS Phan Hữu Nghị nhấn mạnh.
Chiều 7/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ, có buổi làm việc với các tập đoàn, tổng công ty lớn về việc thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận thương mại với quốc gia này.
Đó là thông tin được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi trình bày báo cáo đánh giá bổ sung thực hiện kinh tế xã hội 2024, kế hoạch những tháng đầu năm 2025, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 5/5.
Việt Nam đang đối mặt với áp lực lớn từ mức thuế quan Mỹ đối với hàng xuất khẩu công nghệ. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ “công xưởng lắp ráp” sang trung tâm đổi mới và sản xuất thông minh.
Sản phẩm dầu gội Hanayuki do công ty vợ chồng Đoàn Di Băng phân phối mới đây đã bị thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc do không đảm bảo chất lượng. Trước đây, cặp đôi này được giới thiệu là quản lý cấp cao của công ty đa cấp Lô Hội, từng dính tới cáo buộc đội bán các sản phẩm chức năng giá "cắt cổ".
Trong bối cảnh EU - thị trường truyền thống - đang giảm tỉ trọng do yếu tố cạnh tranh và quy định khắt khe hơn, Trung Quốc nổi lên như một thị trường chiến lược. Ngoài quy mô tiêu thụ lớn, thị trường này còn linh hoạt hơn trong quy chuẩn nhập khẩu và có hệ thống tiêu thụ đa dạng từ siêu thị đến chợ đầu mối.
Ngày 6/5, Bộ Tài chính đã ra quyết định về việc tạm đình chỉ chức vụ người đại diện phần vốn nhà nước tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đối với ông Đào Nam Hải, người đại diện phần vốn nhà nước, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Petrolimex cho đến khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Một loạt thông tin tích cực đã giúp nhóm cổ phiếu liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng tăng mạnh trong thời gian từ đầu năm đến nay, đưa tài sản của vị tỷ phú này chạm mốc 9 tỷ USD.
Chiều 7/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ, có buổi làm việc với các tập đoàn, tổng công ty lớn về việc thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận thương mại với quốc gia này.