Thu hồi lô dầu gội Aladin không đạt chất lượng của Sao Thái Dương
Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi khẩn cấp trên toàn quốc lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin (hộp 1 tuýp 30g) do Công ty CP Sao Thái Dương sản xuất, vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi toàn bộ lô cam thảo vi phạm chất lượng do một công ty ở Hà Nội sản xuất, cảnh báo mức độ nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.
Một lô dược liệu cam thảo do Công ty cổ phần Dược liệu Quốc tế sản xuất vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi khẩn cấp trên toàn quốc vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng, ở mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người dùng.
Lệnh thu hồi được Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) ban hành tại Quyết định số 235/QĐ-YDCT, căn cứ trên kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương. Cụ thể, lô cam thảo mang số 24070603 được xác định là "vi phạm chất lượng mức độ 1" - mức cảnh báo cao nhất đối với dược liệu theo quy định hiện hành.
Lô dược liệu này do Công ty cổ phần Dược liệu Quốc tế có trụ sở tại lô CN 02-10, Cụm công nghiệp Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (nay là xã Phù Đổng, Hà Nội) sản xuất và phân phối đến nhiều cơ sở kinh doanh dược liệu cũng như các phòng khám Y học cổ truyền.
Cam thảo là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y, được sử dụng phổ biến nhờ tác dụng điều hòa dược tính, bổ tỳ vị, nhuận phế và giải độc. Tuy nhiên, khi dược liệu không đạt tiêu chuẩn - đặc biệt là vi phạm mức độ 1 - nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng cho người sử dụng là hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi dùng trong các bài thuốc phối hợp.
Theo quy định tại Thông tư 13/2018/TT-BYT, thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 1 là loại thuốc có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được kịp thời thu hồi và xử lý.
Trước thực trạng này, Bộ Y tế yêu cầu Công ty cổ phần Dược liệu Quốc tế phải thu hồi toàn bộ lô cam thảo nói trên tại tất cả các cơ sở kinh doanh, bệnh viện và phòng khám trong vòng 30 ngày kể từ ngày quyết định ban hành (14/7/2025). Việc tiêu hủy phải được thực hiện đúng quy định, có sự giám sát của cơ quan y tế và báo cáo kết quả về Bộ Y tế cùng Sở Y tế Hà Nội trong vòng 1 ngày sau khi hoàn tất.
Đồng thời, Sở Y tế các tỉnh, thành phố được yêu cầu thông báo rộng rãi đến các cơ sở có sử dụng hoặc buôn bán dược liệu này để phối hợp kiểm tra, giám sát và đảm bảo toàn bộ sản phẩm vi phạm không tiếp tục lưu hành trên thị trường.
Một chuyên gia y học cổ truyền cho biết, cam thảo là một vị thuốc nhạy cảm, có thể tương tác với nhiều loại thảo dược khác. Nếu chất lượng không đảm bảo, việc sử dụng lâu dài dễ dẫn đến ngộ độc hoặc gây rối loạn chức năng nội tạng.
Thông tin thu hồi lô cam thảo nói trên đang khiến không ít người dân lo lắng, đặc biệt là những người đang sử dụng các bài thuốc Đông y có thành phần này. Một bệnh nhân tại Hà Nội chia sẻ: "Tôi đang uống thuốc thang điều trị đau dạ dày có cam thảo, giờ đọc tin này thấy hoang mang quá. Không biết thuốc mình uống có an toàn không".
Đây không phải là lần đầu tiên dược liệu Đông y bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn. Nhưng khi vi phạm xảy ra với mức độ 1 - mức độ có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng - thì rõ ràng câu chuyện không chỉ còn nằm ở trách nhiệm doanh nghiệp, mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết cho ngành y tế trong việc kiểm soát chất lượng dược liệu.