Bức tranh doanh thu 3 tháng đầu năm của các doanh nghiệp BĐS
Thứ bảy, 03/05/2025 06:27 (GMT+7)
Tính đến nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2025, bênh cạnh nhiều chủ đầu tư có lợi nhuận tăng trưởng thì một số doanh nghiệp địa ốc vẫn gặp khó khăn khi ghi nhận doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ.
Vinhomes, Nam Long, Nhà Khang Điền… lãi lớn
Báo cáo tài
chính quý 1/2025 của CTCP Vinhomes
(mã: VHM) cho thấy doanh thu quý đầu năm của đơn vị này đạt 15.698 tỷ đồng,
tăng 91%, lãi ròng đạt 2.652 tỷ đồng, gấp 2,9 lần cùng kỳ năm 2024. Đây cũng là
doanh nghiệp dẫn đầu nhóm công ty bất động sản.
Theo giải
trình từ phía doanh nghiệp, kết quả tích cực trong kỳ chủ yếu đến từ hoạt động
bàn giao tại các đại dự án trọng điểm như Vinhomes Royal Island tại Hải Phòng
và Vinhomes Ocean Park 2-3 ở Hưng Yên. Đây đều là những khu đô thị có quy mô
lớn, tiến độ triển khai nhanh và nhận được sự quan tâm lớn từ thị trường.
Năm 2025, Vinhomes đã đặt
ra mục tiêu doanh thu dự kiến lên tới 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước
đạt 42.000 tỷ đồng, cho thấy kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ
trong năm nay.
Đáng chú ý, Công
ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam - Vefac (VEF), chủ đầu tư Vinhomes Global Gate, vừa công bố báo cáo tài chính quý 1-2025 với
doanh thu và lợi nhuận tăng dựng đứng so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh thu của VEF đạt mức 44.560 tỷ đồng, cao gấp 166.269 lần so với cùng kỳ
2024 (chỉ 268 triệu đồng). Lợi
nhuận sau thuế của VEFAC đạt hơn 14.873 tỷ đồng, gấp 162 lần so với quý 1/2024.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) theo đó cũng tăng vọt từ 550 đồng lên 89.275
đồng.
Nguồn thu khổng lồ này chủ yếu đến từ việc ghi nhận 44.560 tỷ
đồng doanh thu chuyển nhượng một phần dự án Vinhomes Global Gate. Doanh thu từ
các hoạt động cốt lõi như hội chợ, triển lãm và dịch vụ khác chỉ đóng góp 250
triệu đồng.
Báo cáo tài
chính quý 1/2025 của Công ty cổ
phần đầu tư Nam Long (mã: NLG) cũng cho thấy, doanh thu của đơn vị này đạt hơn
1.290 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ năm ngoái là 204 tỷ đồng.
Theo Nam Long,
nguồn thu chủ yếu đến từ bàn giao các dự án nhà ở thực như Akari giai đoạn 2
(quận Bình Tân) và Cần Thơ Central Lake. Kết thúc quý I/2025, Nam Long lãi ròng
gần 110 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 65 tỷ đồng.
Theo báo cáo
tài chính hợp nhất quý 1/2025, Công ty CP đầu tư và kinh doanh Nhà Khang Điền (mã: KDH) doanh
thu đạt 710 tỷ đồng, tăng trưởng 113% so với cùng kỳ năm 2024. Lợi nhuận
gộp của Khang Điền đạt 307 tỷ đồng trong quý này, lãi sau thuế đạt 119 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm
trước.
Bất động sản khu công nghiệp bứt phá
Đối với bất động
sản khu công nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công
nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã BCM – sàn Ho SE) công bố lợi nhuận sau thuế quý 1/2025 đạt hơn 358 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng
kỳ năm 2024.
Theo Becamex IDC, động lực tăng trưởng chính đến từ sự bứt
phá mạnh mẽ của mảng bất động sản. Trong 3 tháng đầu năm, Becamex IDC ghi nhận doanh thu thuần gần
1.843 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ hoạt động
kinh doanh bất động sản đóng góp tới gần 1.427 tỷ đồng, gấp 3,2 lần so với cùng kỳ.
Becamex IDC ghi nhận doanh thu thuần gần 1.843 tỷ đồng quý 1/2025. Ảnh: BCM
Tương tự, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã: SIP) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1/2025 tích cực với lợi nhuận sau thuế tăng 56%, đạt 402 tỷ đồng. Lãi ròng ở mức 351 tỷ
đồng, tăng 43%.
Bên cạnh đó, Sonadezi Châu Đức;
Sonadezi Giang Điền; Sonadezi Long Bình cũng ghi nhận lợi nhuận dương
trong 3 tháng đầu năm. Cụ thể, Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (mã chứng khoán: SZC ghi nhận
tổng doanh thu đạt 414 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 134 tỷ đồng, lần lượt tăng
94% về doanh thu và 106% về lãi ròng so với cùng kỳ.
Công
ty Cổ phần Sonadezi Giang Điền (mã chứng khoán: SZG) có doanh thu hơn 107 tỷ
đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5633 tỷ đồng, tăng lần lượt 16% và 53% so với quý
1 năm trước.
Còn
Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình (mã chứng khoán: SZB) cũng báo lãi gần 33 tỷ
đồng và doanh thu là 100,6 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2024.
Bên cạnh những doanh nghiệp tăng trưởng, ở chiều ngược lại,
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc
No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) công bố BCTC hợp nhất quý 1/2025, ghi nhận
lỗ ròng hơn 443 tỷ đồng.
3 tháng đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất của Novaland đạt hơn
1.778 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ. Trong đó, doanh thu thuần từ chuyển nhượng
bất động sản đạt hơn 1.634 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần nhờ bàn giao tại các dự án
như: NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Aqua City, Sunrise Riverside,
Palm City....
Tính đến ngày
31/3/2025, tổng tài sản của Novaland đạt hơn 234.806 tỷ
đồng, tiền và tương đương tiền hơn 6.000 tỷ. Chiếm tỷ trọng lớn là hàng tồn kho
với 148.639 tỷ đồng, trong đó giá trị quỹ đất và dự án đang xây dựng chiếm 95%.
Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ
phải trả của Novaland tại cuối quý 1 ở mức 185.951 tỷ đồng, giảm 2,4%. Trong đó,
nợ vay ngắn hạn giảm 13% về còn 32.164 tỷ đồng, trong khi vay dài hạn
tăng 10% lên 27.094 tỷ đồng.
Năm 2025, Novaland đề ra 2
kịch bản kinh doanh dựa trên tiến độ tháo gỡ pháp lý dự án. Phương án 1 kỳ vọng
doanh thu thuần đạt 13.411 tỷ đồng và lỗ sau thuế 12 tỷ đồng. Phương
án 2 thận trọng hơn với mục tiêu doanh thu 10.453 tỷ đồng và lỗ 688 tỷ đồng.
Quý 1/2025, bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với mức tăng trưởng nguồn cung và hấp thụ cao nhất trong vòng 2 năm qua, với tâm điểm là các đại đô thị phía Đông và Tây Hà Nội.
Mở cửa phiên sáng 22/4, cổ phiếu NVL của Novaland hút dòng tiền mạnh, đưa thị giá bật tăng trong bối cảnh thị trường chung có xu hướng điều chỉnh giảm. Cổ phiếu bất động sản này hôm nay nằm trong top 7 cổ phiếu trên HOSE được mua bán tích cực nhất trong phiên 22/4.
Chiều 21/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã họp với các bộ, ngành liên quan về việc nghiên cứu thành lập quỹ phát triển nhà ở (bao gồm nhà ở xã hội; nhà ở cho công nhân thuê; nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi thuê, mua…).
Giá trị giao dịch sàn HOSE phiên hôm nay đạt hơn 34.800 tỷ đồng - 1 con số kỷ lục từ hồi tháng 4 đến nay với sự dẫn dắt đến từ nhóm tài chính ngân hàng.
Thị trường đang trải qua những phiên giao dịch đầu tháng 7 đầy ấn tượng. Dòng tiền sôi động phiên thứ 4 liên tiếp đã giúp chỉ số VN-Index liên tục lập đỉnh mới của năm 2025 và cũng là đỉnh của 3 năm.
Sau nửa năm đầy thử thách, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt trong tháng 6/2025, mở ra kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ từ nay đến cuối năm.
Ông Đỗ Anh Tú có mối quan hệ mật thiết với TPBank, TPS khi là cổ đông nắm hàng triệu cổ phiếu và từng góp mặt trong Hội đồng quản trị những doanh nghiệp này.
Thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ giúp Việt Nam tránh được mức thuế đối ứng 46%, nhưng cũng mở ra một kỷ nguyên thuế cao mới, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và thích nghi.
Mã HPG của Tập đoàn Hòa Phát trở thành mã được giao dịch sôi động nhất phiên 8/7 với hơn 77,4 triệu đơn vị được khớp lệnh, đưa vốn hóa tập đoàn lên 6,3 tỷ USD.
Ông Nguyễn Hồ Nam – cựu Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital - hiện vẫn là cổ đông lớn của doanh nghiệp, dù đã không còn giữ bất kỳ chức vụ quản lý nào tại đây.