Bóc trần đường dây đa cấp 'khủng' 200.000 thành viên bán TPCN chứa chất cấm
Thứ bảy, 24/05/2025 09:55 (GMT+7)
Đường dây kinh doanh đa cấp quy mô toàn cầu do người nước ngoài điều hành, với hơn 200.000 thành viên và doanh thu hàng nghìn tỷ đồng từ việc bán thực phẩm chức năng chứa chất cấm, mới đây vừa bị công an triệt phá.
Ngày 23/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết Phòng An
ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp các đơn vị
nghiệp vụ đã bắt giữ 4 nghi phạm trong đường dây kinh doanh trái phép theo
phương thức đa cấp. Cơ quan chức năng bước đầu xác định đây là vụ việc vi phạm
nghiêm trọng quy định pháp luật về bán hàng đa cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe người tiêu dùng.
Cầm đầu đường dây được xác định là Lim Choon Foong (biệt danh Nick Lim, 43 tuổi, quốc tịch Malaysia, hiện đang tạm trú tại quận 6, TP HCM) cùng với Tất Văn Hào (48 tuổi, sinh sống tại quận 5, TP HCM). Ảnh Công an tỉnh Phú Thọ
Đường dây bị triệt phá do Tất Văn Hào (48 tuổi, trú
tại TP HCM) cùng Lim Choon Foong, còn gọi là Nick Lim (43 tuổi, quốc tịch
Malaysia) cầm đầu. Theo điều tra, Hào là người sáng lập Công ty TNHH Thương mại
Đầu tư Bitney Việt Nam, có trụ sở tại quận 6, TP HCM từ năm 2019. Nick Lim giữ
vai trò điều hành và phát triển mạng lưới bán hàng theo mô hình nhị phân – một
hình thức biến tướng của kinh doanh đa cấp.
Dưới sự dẫn dắt của Hào và Lim, hệ thống Bitney thu
hút gần 200.000 thành viên trên toàn cầu, trong đó có hơn 107.000 người tại Việt
Nam, trải khắp các tỉnh thành. Số còn lại là người nước ngoài, tạo thành một mạng
lưới tiêu thụ hàng hóa xuyên quốc gia.
Công ty Bitney phân phối nhiều loại thực phẩm chức
năng như nước trái cây hỗn hợp Multi Juice, nhau thai hươu Lucenta, kem bôi da
Bitney Multi Cream... Tuy nhiên, các sản phẩm này đều bị đội giá lên gấp nhiều
lần so với giá nhập thực tế.
Lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ nhiều sản phẩm do Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Bitney Việt Nam phân phối. Ảnh Công an tỉnh Phú Thọ
Đáng chú ý, năm 2022 và 2023, các cơ quan chức năng
tại TP HCM đã tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm Multi Juice tại Viện Kiểm nghiệm
An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Pasteur Nha Trang. Kết quả cho thấy
sản phẩm chứa Tadalafil – một hoạt chất bị cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm
vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch và huyết áp nếu không có chỉ
định của bác sĩ.
Ngoài việc sử dụng chất cấm, doanh nghiệp này còn bị
cáo buộc thổi phồng công dụng sản phẩm, đánh lừa người tiêu dùng, đồng thời
không có giấy phép hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Kết quả kiểm tra cho thấy trong sản phẩm Bitney Multi Juice có thành phần Tadalafil – hoạt chất bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm, chỉ được phép dùng theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh Công an tỉnh Phú Thọ
Ngày 14/5, lực lượng công an đã tiến hành khám xét,
thu giữ nhiều tang vật, gồm: gần 2 tỷ đồng tiền mặt, 3 ôtô, 15 điện thoại di động,
7 máy tính xách tay, 41.800 hộp sản phẩm Multi Juice, cùng 3 con dấu của các
công ty liên quan đến Bitney. Ngoài ra, một giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
cũng bị thu giữ để phục vụ điều tra.
Đây là một trong những vụ án vi phạm kinh doanh đa cấp
lớn nhất từng bị phát hiện, xét cả về quy mô lẫn mức độ tổ chức tinh vi. Công
an Phú Thọ nhận định đường dây này có dấu hiệu lừa đảo quy mô lớn, có yếu tố nước
ngoài tham gia điều hành và thu lợi bất chính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Hiện vụ việc đang được mở rộng điều tra, làm rõ vai
trò của các đối tượng liên quan trong nước và quốc tế, đồng thời củng cố hồ sơ
để xử lý theo quy định của pháp luật.
Liên quan vụ quảng bá kẹo rau củ Kera – sản phẩm đã bị khởi tố vì “sản xuất hàng giả là thực phẩm” và “lừa dối khách hàng” – TikToker Nguyễn An, chủ kênh “Chú Cá Review Không Booking”, đã làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM và cung cấp số liệu doanh thu từ hoạt động tiếp thị.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các bộ ngành và địa phương, phát động tháng cao điểm kiểm tra toàn diện, không có vùng cấm.
Hàng giả ngập container gồm giày dép, áo thun... nhái hàng loạt thương hiệu lớn bị thu giữ tại cảng Sài Gòn. Doanh nghiệp không xuất trình được giấy tờ sở hữu trí tuệ, gian lận trị giá hơn 17 tỷ đồng.
Ghi nhãn "đóng gói tại Việt Nam" nhưng không rõ xuất xứ, nhiều sản phẩm bột ngọt không rõ nguồn gốc đang âm thầm len lỏi thị trường, đánh lừa người tiêu dùng.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Đồng Nai tiếp tục làm rõ dấu hiệu vi phạm tại Công ty EBC sản xuất mỹ phẩm được Đoàn Di Băng quảng cáo là lỗi có tính hệ thống hay cá biệt.
Liên quan vụ quảng bá kẹo rau củ Kera – sản phẩm đã bị khởi tố vì “sản xuất hàng giả là thực phẩm” và “lừa dối khách hàng” – TikToker Nguyễn An, chủ kênh “Chú Cá Review Không Booking”, đã làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM và cung cấp số liệu doanh thu từ hoạt động tiếp thị.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các bộ ngành và địa phương, phát động tháng cao điểm kiểm tra toàn diện, không có vùng cấm.
Ngày 23/5, Đội QLTT số 6 (Cục QLTT Kiên Giang) cho biết, vừa kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh, phát hiện và tạm giữ 1.020 kg bao tử lợn không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Thuốc giả, sữa nhái, thực phẩm chức năng “thổi phồng” công dụng đang len lỏi vào đơn thuốc, nhà thuốc và cả mạng xã hội. Ai chịu trách nhiệm? Pháp luật xử lý thế nào? Dưới đây là phân tích của chuyên gia pháp lý.