Apple đẩy mạnh sản xuất tại Ấn Độ nhằm tránh thuế cao
Thứ hai, 14/04/2025 12:36 (GMT+7)
Apple đang tích cực tăng cường sản xuất iPhone tại Ấn Độ bằng cách thúc đẩy sản lượng tại các nhà máy có sẵn và xây nhà máy mới, nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Sản
lượng iPhone được sản xuất tại Ấn Độ đã đạt mốc 20% tổng sản lượng toàn cầu của Apple, tương đương khoảng
22 tỷ USD (chưa bao gồm chi phí bán lẻ). Sự tăng trưởng mạnh mẽ này cho thấy
Apple và các đối tác đang đẩy nhanh quá trình chuyển dịch dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ – nơi có thể tránh được mức
thuế cao từ Trung Quốc. Các lãnh đạo công ty coi đây là giải pháp ngắn hạn để
kiểm soát chi phí và hạn chế tác động từ chính sách thuế mới.
Foxconn - đối
tác lắp ráp lớn nhất của Apple đã chỉ đạo công nhân tại nhà máy Chennai (Ấn Độ) làm việc cả ngày chủ nhật, để tăng sản lượng thêm 20% so với
thông thường.
Năm 2024, nhà
sản xuất thiết bị điện tử đến từ Đài Loan này đã xuất xưởng khoảng 20
triệu chiếc iPhone, bao gồm các dòng iPhone 15 và iPhone 16.
Sản lượng iPhone sản xuất tại Ấn Độ đang chiếm 20% tổng số lượng trên toàn cầu. Ảnh: Phonearena
Ngoài Foxconn, Apple còn hợp tác với tập đoàn Tata để vận
hành ba nhà máy lắp ráp iPhone tại Ấn Độ. Hai nhà máy mới cũng đang được xây dựng
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Một quan chức cấp cao Ấn Độ tiết lộ rằng
Apple đã mất khoảng 8 tháng để xây dựng kế hoạch vận chuyển, bao gồm việc đàm
phán thiết lập một lối riêng tại
sân bay Chennai. Thủ tướng Ấn Độ
Narendra Modi đã trực tiếp
chỉ đạo các cơ quan chức năng hỗ trợ tối đa cho Apple trong quá trình
này.
Trước đó,
ngày 8/4, Bộ trưởng Công nghệ Ấn Độ cho biết kim ngạch xuất khẩu iPhone trong
năm tài khóa 2024 (kết thúc tháng 3/2025) đạt 1,5 nghìn tỷ rupee (17,4 tỷ USD).
Dữ liệu thương mại cho thấy giá trị xuất khẩu iPhone của
Foxconn từ Ấn Độ sang Mỹ tăng mạnh trong đầu năm 2025, đạt 770 triệu USD trong
tháng 1 và 643 triệu USD trong tháng 2, so với mức trung bình 110-331 triệu USD
trong các tháng trước đó.
Hiện tại,
Apple chiếm gần 8% thị phần smartphone tại Ấn Độ, với doanh số chủ yếu từ
iPhone, đạt khoảng 8 tỷ USD trong năm tài chính 2024. Tuy nhiên, "Táo khuyết"
vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc, nơi có gần 200 đối tác đang hoạt động. Năm 2022,
Bloomberg ước tính mất 8 năm để dịch chuyển 10% dây chuyền của Apple ra khỏi
đây.
Hôm 12/4,
chính quyền Tổng thống Trump thông báo miễn trừ thuế đối ứng với hàng hóa điện
tử, bao gồm smartphone, máy tính, kể cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên,
đây chỉ là chính sách tạm thời, trước khi Mỹ quyết định một mức thuế mới với riêng
đồ công nghệ.
Trước đó, vào hồi cuối tháng 3, Apple đã điều động 5 máy bay chở gấp iPhone và các sản phẩm khác từ Ấn Độ và Trung Quốc đến Mỹ do lo ngại chính sách thuế quan mới có thể khiến giá sản phẩm tăng mạnh.
Chính quyền Mỹ đã có động thái gây bất ngờ khi đưa các loại thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính, chip… ra khỏi danh sách đánh thuế đối ứng từ tất cả các quốc gia, kể cả Trung Quốc.
Khi căng thẳng thương mại với Trung Quốc tiếp tục leo thang, ngay lập tức chứng khoán Mỹ đã "rơi" mất 4%, chỉ số giá tiêu dùng CPI có tăng nhưng không được như mong đợi.
Ô tô điện VinFast tiếp tục cách biệt về doanh số với các đối thủ xăng/dầu trên danh sách 10 mẫu xe bán chạy nhất thị trường, với 2 mẫu xe ăn khách là VF 5 và VF 3.
Cuộc chiến áp thuế của Donald Trump có thể không khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại, mà ngược lại, đẩy họ vào thế thua trên nhiều mặt trận và một trong số đó là trí tuệ nhân tạo (AI).