VARS: Phát triển nhà ở xã hội nhiều vấn đề 'trăn trở'
Thứ hai, 26/05/2025 10:52 (GMT+7)
Theo VARS, mặc dù quá trình triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp đã có nhiều kết quả bứt phá trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc triển khai phân khúc nhà ở xã hội vẫn còn nhiều vấn đề “trăn trở”.
VARS cho biết, sau hàng loạt chính sách, chỉ đạo, hỗ trợ và cam kết, kết quả triển khai Đề án 1 triệu căn NOXH vẫn cách xa mục tiêu đề ra.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng về Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội (NOXH) giai đoạn 2021 - 2030, luỹ kế đến nay đã thực hiện triển khai trên địa bàn cả nước 657 dự án với quy mô 597.152 căn.
Trong đó, mới có 103 dự án hoàn thành với quy mô 66.755 căn. Ngoài ra, có 140 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô 124.352 căn, 414 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 406.045 căn.
Tuy nhiên, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, sau hàng loạt chính sách, chỉ đạo, hỗ trợ và cam kết, kết quả triển khai Đề án 1 triệu căn NOXH vẫn cách xa mục tiêu đề ra. Quá trình triển khai thực hiện chính sách về NOXH vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục, giải quyết.
Đầu tiên, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội vẫn hạn hẹp. Nhiều địa phương chưa bố trí quỹ đất hợp lý cho phát triển nhà ở xã hội. Thứ hai, thủ tục đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư nhà ở xã hội còn phức tạp. Thứ ba, nguồn vốn và cơ chế tín dụng cho nhà ở xã hội cũng chưa phù hợp. Việc phát triển nhà ở xã hội chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và ngân hàng thông qua vay tín dụng.
Để tháo gỡ những trăn trở còn tồn tại, VARS cho rằng, cần xác định vai trò đảm bảo nhà ở cho những đối tượng chính sách, cho người tham gia lao động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác. Nhằm tạo ra giá trị kinh tế, phát triển và bảo vệ đất nước. Vai trò chủ đạo là Nhà nước, là chính quyền các địa phương. Do vậy phải đảm bảo mọi điều kiện cần và đủ để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội Như: Quỹ đất, thủ tục, nguồn vốn… Doanh nghiệp được các định là đối tượng được mời tham gia thực hiện, tạo điều kiện để họ vận dụng năng lực kinh nghiệm triển khai phát triển nhà ở xã hội theo các chương trình mà nhà nước, địa phương xác lập
VARS đề xuất, để phát triển nhà ở xã hội hiệu quả, các địa phương cần quy hoạch, bố trí quỹ đất hợp lý, đưa chỉ tiêu vào kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm và 5 năm. Cần chủ động tạo lập quỹ đất sạch thông qua thu hồi, đền bù bằng ngân sách hoặc theo hình thức BT, PPP, đổi đất lấy hạ tầng. Khuyến khích doanh nghiệp có sẵn quỹ đất tham gia phát triển nhà ở xã hội với cơ chế hỗ trợ chuyển mục đích sử dụng đất, miễn giảm nghĩa vụ tài chính; linh hoạt chuyển đổi các dự án chưa phù hợp thành dự án nhà ở xã hội.
Về thủ tục, cần đơn giản hóa quy trình đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư qua hình thức chỉ định thầu minh bạch, giảm điều kiện về năng lực, vốn, kinh nghiệm. Áp dụng hậu kiểm với nội dung không cốt lõi, cắt giảm thủ tục chồng chéo, kéo dài thời gian phê duyệt.
Về vốn, cần thành lập các quỹ phát triển nhà ở xã hội ở trung ương và địa phương, huy động từ quỹ đất, ngân sách, doanh nghiệp. Thúc đẩy mô hình quỹ đầu tư, quỹ tín thác bất động sản cho phân khúc này; đồng thời ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp và người dân.
Địa phương cần chủ động chính sách theo đặc thù thực tế: phát triển nhà cho thuê, đa dạng mô hình, lựa chọn đúng đối tượng, tăng cường giám sát và xử lý nghiêm vi phạm.
Về chính sách đầu ra, cần minh bạch và đơn giản hóa thủ tục xác định đối tượng thụ hưởng, chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm. Có chính sách hỗ trợ cho thuê – thuê mua đối với nhóm người lao động không đủ năng lực tài chính để mua nhà. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà ở xã hội để đảm bảo công bằng, minh bạch và đồng bộ trong tiếp cận.
Cuối cùng, VARS cho rằng, việc phát triển nhà ở xã hội hiện nay không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực của một vài doanh nghiệp hoặc chỉ là mục tiêu trong các văn bản quy hoạch, mà đòi hỏi phải có một chiến lược toàn diện, dài hạn và có hiệu quả thi hành cao từ các cấp chính quyền.
Để tháo gỡ những trăn trở còn tồn tại, cần một tư duy mới trong quản lý và điều hành, coi phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ bắt buộc trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương, là trách nhiệm dẫn dắt của Nhà nước thay vì phó mặc cho cơ chế thị trường. Chỉ khi nào nhà ở xã hội thật sự trở thành một phần không thể thiếu trong quy hoạch đô thị, có tính hấp dẫn đối với doanh nghiệp, dễ tiếp cận với người dân, và có cơ chế vận hành ổn định, khi đó Đề án hoàn thành ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội mới đạt kết quả cao, góp phần xây dựng một xã hội phát triển hài hòa, nhân văn và bền vững
Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thuế 20% trên phần lãi từ giao dịch chuyển nhượng bất động sản, thay cho phương án thu thuế 2% trên giá bán như hiện nay, nhằm hạn chế thất thu ngân sách và phản ánh đúng bản chất thu nhập của người nộp thuế.
Tính đến nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2025, bênh cạnh nhiều chủ đầu tư có lợi nhuận tăng trưởng thì một số doanh nghiệp địa ốc vẫn gặp khó khăn khi ghi nhận doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ.
Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông năm 2025 trình thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Cả 4 mã cổ phiếu nhà Vin là VIC, VHM, VPL và VRE nằm trong top giảm điểm khiến VN-Index bay hơn 11 điểm ngay những phút đầu mở phiên. Những mã này đều đã mất đi hơn 2%, tổng khối lượng giao dịch đạt hàng triệu đơn vị.
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa chính thức công bố bổ nhiệm ông Trần Hoài An được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2025-2030, bà Đoàn Thị Thu Huyền đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc kể từ ngày 23/5/2025.
Sáng 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Sau 5 năm đầu tư, cổ đông chiến lược SK Group đã "sang tay" cổ phần của Imexpharm cho Tập đoàn dược phẩm của Trung Quốc. Thương vụ có giá trị hơn 5.700 tỷ đồng.
Công ty Thanh Bình An Lạc Viên phải trả lại gần 11 tỷ đồng cho 20.146 người bị thiệt hại, tương ứng với các khoản thu vượt quy định trong giai đoạn từ 19/5/2023 đến 31/3/2025.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để bứt phá trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng này, cần sự đồng bộ từ cải cách thể chế, nâng cao năng lực khu vực tư nhân.