Vụ kẹo Kera và Quang Linh Vlog: Chuyên gia truyền thông cảnh báo cách làm của 'Sư Tử Ăn Chay'
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long cảnh báo cách làm của "Sư Tử Ăn Chay" có thể gây rủi ro cho bất cứ ai nếu không thực sự nắm rõ luật và thông tin.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Trường hợp bên bán từ chối yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng, mà bên mua chứng minh được lỗi thuộc về bên bán thì bên mua có quyền nộp đơn tố đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tối 7/4, TikToker Sư Tử Ăn Chay (tên thật Lâm Quách) - người đầu tiên mang kẹo rau củ Kera của Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục đi kiểm định bất ngờ nhận lỗi làm sai quy trình khi mang kẹo của Quang Linh Vlogs đi kiểm định và tự ý công bố kết quả.
Lâm Quách cho biết, anh đọc được một bài viết cảnh báo về cách làm của mình là sai quy trình. Việc tự mang sản phẩm đi kiểm tra thành phần và công bố trên mạng xã hội có thể khiến bản thân anh gặp phải rủi ro pháp lý.
“Mình là một người bình thường cũng có những sai sót, nên muốn gửi lời xin lỗi đến mọi người. Mình không phải người hùng, và mình không khuyến khích các bạn làm giống mình”, Tiktoker này nói.
Liên quan vụ việc này, chuyên gia truyền thông Ngọc Long nhận định, cách hành xử của Lâm Quách trong vụ kẹo Kera chưa thực sự chặt chẽ. Việc cổ xúy cho lối làm tương tự còn có thể đẩy những người trẻ vào tình thế nguy hiểm hơn.
Theo chuyên gia truyền thông Ngọc Long, theo Điều 45 Luật An toàn thực phẩm, cá nhân có quyền tự kiểm định thành phần sản phẩm, nhưng phải xuất phát từ khiếu nại hoặc khiếu kiện trước, sau đó mới yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc kiểm nghiệm.
Cụ thể, quy trình đúng là khi nghi ngờ hàng hoá nào đó làm gian làm dối, chúng ta có quyền bỏ tiền ra kiểm định, nhưng đừng tung hê kết quả đó lên và không được quyền kết luận điều gì. Nếu nghi ngờ có sai phạm thì cơ quan liên quan sẽ tiến hành điều tra và kết luận.
Dưới góc độ pháp lý, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội ) cho biết, khi gặp phải trường hợp mua hàng không đúng chất lượng nhãn hàng cam kết, người tiêu dùng cần giữ nguyên hiện trạng hàng hóa cùng các thông tin liên quan và liên hệ với người bán yêu cầu đổi trả hoặc đòi bồi thường (nếu có) hoặc có thể liên hệ tới doanh nghiệp cung cấp sản phẩm theo số điện thoại được in trên bao bì để phản ánh sự việc.
Khi người tiêu dùng mua phải các loại hàng hóa dịch vụ không đúng như công bố thì người tiêu dùng trước hết phải khiếu nại ngay đối với người bán hàng để xử lý ngay.
Nếu việc khiếu nại vẫn không được xử lý, người tiêu dùng phải gọi điện ngay đến số điện thoại được in trên nhãn sản phẩm hàng hóa đó. Theo quy định của Chính phủ, tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường phải có nhãn, mác nêu rõ cơ sở sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và số điện thoại liên hệ, hạn sử dụng.
Đối với trường hợp bên bán từ chối yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng, mà bên mua chứng minh được lỗi thuộc về bên bán thì bên mua có quyền nộp đơn tố cáo đến Chi cục Trưởng chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Bộ Công thương và UBND các cấp là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Về quy trình khiếu nại, khởi kiện khi mua hàng kém chất lượng, theo Luật sư Cường, căn cứ Khoản 6 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nêu rõ: Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. Do vậy, khi mua phải hàng hoá kém chất lượng, không đảm bảo đúng chất lượng, tính năng, công dụng, số lượng, giá cả hoặc nội dung đã được công bố, quảng cáo, cam kết hoặc niêm yết thì hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: Đơn khởi kiện trong đó ghi rõ hành vi vi phạm của người bán; Các tài liệu liên quan đến việc mua bán sản phẩm, hàng hoá; Tài liệu chứng minh thiệt hại và sản phẩm là hàng kém chất lượng; Giấy tờ chứng minh nhân thân.
Căn cứ Điều 26, Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trường hợp khởi kiện khi mua hàng kém chất lượng là Toà án nhân dân cấp huyện nơi người bán cư trú, làm việc.
Thông thường, thời gian giải quyết vụ án khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại là khoảng 06 tháng; nếu có tình tiết phức tạp hơn thì có thể kéo dài không quá 07 tháng.
Người bán
hàng phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa
không bảo đảm chất lượng.Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thỏa thuận
giữa các bên liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài.
TikToker Sư Tử Ăn Chay là một trong những người đầu tiên đặt nghi vấn kẹo rau củ Kera sau khi mang kẹo Kera đi kiểm định tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 2, kết quả cho thấy cả hộp 30 viên nhưng lượng chất xơ chỉ có 0,51 gram, khác xa quảng cáo.
Ngay sau đó, đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội và gây tranh cãi, người tiêu dùng sau đó hoài nghi về độ minh bạch trong công bố của nhãn hàng, dẫn đến việc cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.
Tiktoker này cũng từng bị một số người dùng mạng chỉ trích vì cho rằng anh tạo drama, đánh bóng tên tuổi. Trong khi đó, đa số người tiêu dùng cổ vũ TikToker, khen anh dũng cảm vì lên tiếng bảo vệ quyền lợi khách hàng.