TikToker 'Sư Tử Ăn Chay', BTV Sơn Lâm chịu công kích sau khi Quang Linh Vlogs bị bắt
TikToker Sư Tử Ăn Chay và BTV Sơn Lâm hứng chịu phản ứng dữ dội từ cộng đồng người hâm mộ Vlogger Quang Linh sau khi anh bị bắt và bị khởi tố.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long cảnh báo cách làm của "Sư Tử Ăn Chay" có thể gây rủi ro cho bất cứ ai nếu không thực sự nắm rõ luật và thông tin.
Gần đây, sau vụ việc liên quan đến sản phẩm kẹo Kera khiến Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục bị bắt giữ, một số kênh TikTok dành cho giới trẻ bắt đầu đăng tải các bài viết kiểu như "Đây là nhân vật được cộng đồng mạng tìm kiếm nhất", "Chân dung người phanh phui gian dối kẹo Kera" kèm hình ảnh và thông tin của Tiktoker Sư Tử Ăn Chay (tên thật Lâm Quách). Tuy nhiên, theo các chuyên gia truyền thông Ngọc Long, cách làm này tiềm ẩn nhiều rủi ro, "lành ít dữ nhiều".
Chuyên gia truyền thông phân tích, cách hành xử của Lâm Quách trong vụ kẹo Kera chưa thực sự chặt chẽ. Việc cổ xúy cho lối làm tương tự còn có thể đẩy những người trẻ vào tình thế nguy hiểm hơn. Theo Điều 45 Luật An toàn thực phẩm, cá nhân có quyền tự kiểm định thành phần sản phẩm, nhưng phải xuất phát từ khiếu nại hoặc khiếu kiện trước, sau đó mới yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc kiểm nghiệm.
Nói cách khác, việc Lâm Quách tự ý mang sản phẩm đi kiểm định, rồi công bố công khai trên TikTok mà không qua trình tự pháp lý, là hành động tự đặt mình vào rủi ro lớn. Luật quy định như vậy nhằm tránh tình trạng truyền thông bẩn, dìm doanh nghiệp hoặc tạo ra hiệu ứng "chuyện đã rồi" gây hậu quả khó lường.
Chuyên gia đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra nếu kết quả kiểm định của cá nhân không chính xác? Có thể mẫu kiểm tra là hàng giả, bị lỗi ở khâu đóng gói, hoặc đơn vị kiểm định thao túng kết quả. Nếu ngay sau đó, vì quá tự tin, cá nhân vội vã tung tin "Công ty A làm hàng giả", "Ăn sản phẩm này gây ung thư", "Công ty lừa đảo", mà chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị kiện ngược vì vu khống, bôi nhọ doanh nghiệp.
Một ví dụ điển hình là vụ bà mẹ trục lợi bảo hiểm từ các con gần đây. Một người livestream "kết tội" bà này đã bị phạt vì tung tin thất thiệt, dù sau đó công an xác minh và bắt giữ nghi phạm. Thời điểm livestream, thông tin chưa được xác thực, dẫn đến rắc rối pháp lý không đáng có.
Theo chuyên gia, khi nghi ngờ chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng có thể tự bỏ tiền kiểm định, nhưng tuyệt đối không nên công khai kết quả hay tự đưa ra kết luận. Thay vào đó, hãy gửi phản ánh đến cơ quan chức năng để họ lấy mẫu, kiểm nghiệm tại đơn vị được chỉ định và đưa ra kết luận chính thức.
Dù vậy, không ít ý kiến cho rằng một số đơn vị có hành vi sai trái là "bao che", "đổi trắng thay đen", khiến nhiều người chọn cách tự xử lý trên mạng xã hội. Chuyên gia thừa nhận thực tế này, nhưng nhấn mạnh: "Dù không tin tưởng, nếu muốn tự mình lên tiếng, các bạn phải cực kỳ cẩn trọng". Ví dụ, có thể nói: "Tôi nghi ngờ chất lượng nên đã kiểm tra", "Kết quả từ một đơn vị uy tín cho thấy...", "Tôi không kết luận, nhưng mong cơ quan chức năng vào cuộc". Đặc biệt, tránh dùng từ khẳng định đúng sai hay công kích cá nhân, tổ chức.
Quang Linh Vlogs, với hàng triệu người theo dõi, từng được yêu mến vì nhiều điều tích cực, nhưng chỉ một sai lầm trong vụ việc kẹo Kera đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chuyên gia nhấn mạnh, những người có sức ảnh hưởng lớn càng cần cẩn trọng khi làm nội dung, bởi chỉ một bước đi sai cũng có thể khiến mọi nỗ lực trước đó đổ sông đổ biển.
Chuyên gia chia sẻ thêm: "Tôi chưa xem hết các video ‘đấu tranh’ của Lâm Quách, nhưng khi được tag vào một clip với câu hỏi ‘Nếu là tôi, tôi sẽ làm gì?’, tôi thấy cần lên tiếng. Tôi chọn nói sự thật khi cần thiết, nhưng không chọn cách làm vội vàng, thiếu đường lùi. Các bạn trẻ hâm mộ tôi thì tôi cảm ơn, nhưng hãy hiểu đúng, hiểu đủ, đừng chỉ nhìn bề nổi mà hành động hấp tấp".
Vụ việc kẹo Kera không chỉ là bài học cho Quang Linh mà còn là lời cảnh báo cho những ai muốn "lên sóng" phanh phui sai phạm. Truyền thông là con dao hai lưỡi, nếu không biết cách sử dụng, người cầm dao có thể tự làm tổn thương chính mình.