Trung Quốc tăng tỷ lệ thanh toán thương mại bằng đồng nhân dân tệ
Thứ tư, 28/05/2025 07:00 (GMT+7)
Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng lớn tăng thanh toán bằng nhân dân tệ, tận dụng lúc USD suy yếu, tăng cường ảnh hưởng của đồng nội tệ trên phạm vi toàn cầu.
Trong bối cảnh đồng đô la Mỹ (USD) có dấu hiệu suy yếu và các chính sách thuế quan của Tổng thống Trump gây bất ổn, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng lớn tăng tỷ lệ thanh toán thương mại xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ, đẩy mạnh chiến lược giảm phụ thuộc vào đồng bạc xanh.
Theo truyền thông quốc tế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) gần đây đã có một động thái quan trọng nhằm thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ trong thương mại quốc tế. PBOC đã điều chỉnh tiêu chí đánh giá vĩ mô thận trọng (MPA) và nâng mức tối thiểu cho các khoản thanh toán giao dịch thương mại dựa trên đồng nhân dân tệ từ 25% lên 40%.
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán thương mại. Ảnh: Fusionmarkets
Tín hiệu đẩy mạnh "phi đô la hóa"
Mặc dù quy định mới này không mang tính bắt buộc, việc các ngân hàng không đáp ứng được tỷ lệ 40% có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm đánh giá trong các đợt xem xét quản lý định kỳ, từ đó có khả năng gặp bất lợi trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh sau này. Động thái này được giới phân tích xem là một tín hiệu rõ ràng từ chính quyền Trung Quốc về ý định tăng tốc quá trình "phi đô la hóa" và thúc đẩy đồng nhân dân tệ trên thị trường toàn cầu.
Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh rằng, việc Trung Quốc đẩy mạnh sử dụng nhân dân tệ diễn ra vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm. Các chính sách thuế quan toàn diện do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra đang làm dấy lên những nghi ngờ về sức hấp dẫn quốc tế của các tài sản được định giá bằng USD. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường sử dụng nhân dân tệ trong thương mại có thể tác động đáng kể đến nhu cầu đối với đồng tiền này.
Niềm tin vào USD lung lay, các đồng tiền khác lên ngôi
Thực tế, đã có những dấu hiệu cho thấy niềm tin vào các tài sản truyền thống được coi là an toàn như trái phiếu Mỹ và bản thân USD đang lung lay. Dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tỷ lệ USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm từ 64.7% trong quý I năm 2017 xuống còn 57.4% vào quý III năm ngoái.
Trong cùng giai đoạn này, các đồng tiền chủ chốt khác lại ghi nhận sự tăng trưởng thị phần trong dự trữ ngoại hối, đồng euro tăng từ 19.3% lên 20%, đồng yên Nhật tăng từ 4.5% lên 5.8% và đặc biệt, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng gấp đôi thị phần, từ 1.1% lên 2.2%.
Các nhà lãnh đạo kinh tế cũng nhận thấy xu hướng này. Bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), đã phát biểu vào ngày 26/5 rằng sự xói mòn niềm tin vào USD có thể mang lại cơ hội để đồng euro củng cố vị thế như một lựa chọn thay thế đáng tin cậy. Trên thực tế, tỷ giá đồng euro so với đồng đô la đã tăng khoảng 10% kể từ đầu năm nay. Đồng USD cũng có dấu hiệu suy yếu đáng kể, với chỉ số USD (đo lường giá trị đồng bạc xanh so với sáu đồng tiền chính khác) giảm khoảng 9% trong năm nay.
Động thái mới nhất của Trung Quốc trong việc thúc đẩy sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán thương mại được xem là một bước đi chiến lược, tận dụng lúc USD có dấu hiệu suy yếu để tăng cường ảnh hưởng của đồng nội tệ trên phạm vi toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính dựa trên USD.
Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng tại Trung Quốc chạm mức thấp chưa từng thấy, các nhà đầu tư đang nhanh chóng rút tiền, chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính ngắn hạn và quỹ trái phiếu.
Nhằm kích thích tiêu dùng và hỗ trợ ngành ngân hàng, Trung Quốc hạ lãi suất tiền gửi cực sâu, đẩy lãi suất không kỳ hạn xuống mức thấp chưa từng có, dấy lên lo ngại về khả năng lãi suất âm trong tương lai.
Thương mại điện tử Trung Quốc đang buộc phải thay đổi chiến lược trong lễ hội mua sắm 618 năm nay, từ đơn thuần giảm giá sang tập trung vào trải nghiệm khách hàng và ứng dụng công nghệ để kích thích chi tiêu.
Một khối lượng khổng lồ đất đá, ước tính lên tới 9 tỷ tấn, đang cùng với lớp băng từ sông băng Birch tại dãy Alps (Thụy Sĩ) trượt xuống thung lũng, đe dọa thị trấn Blatten nằm bên dưới.
Ông Tim Cook, Giám đốc điều hành (CEO) Apple, từ chối tháp tùng Tổng thống Trump trong chuyến công du Trung Đông, dẫn đến những lời chỉ trích, đe dọa thuế quan.
Vừa nhậm chức Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, ông Koizumi Shinjiro đãt uyên bố sẽ trực tiếp can thiệp vào thị trường gạo, thách thức vai trò chi phối của Liên hiệp Hợp tác xã Nông nghiệp Nhật Bản (JA Zen-Noh).
Trong bối cảnh trường học bị nước lũ nhấn chìm, hình ảnh một nhóm cán bộ/giáo viên, trong đó có hiệu trưởng, vui vẻ nhảy múa giữa dòng nước đã gây ra làn sóng phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét chuyển hướng hàng tỷ USD quỹ liên bang từ Đại học Harvard sang các trường kỹ thuật và dạy nghề trên khắp cả nước.