Giả làm người quen, người phụ nữ tiếp cận cô dâu để lấy cắp phong bì mừng cưới
Người phụ nữ táo tợn trà trộn vào đám cưới, giả danh người quen để trộm phong bì mừng cưới của cô dâu. Hiện nghi phạm đã bị cảnh sát bắt giữ.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Để đối phó với áp lực kết hôn từ gia đình, một cô gái 9X ở Thành Đô, Tứ Xuyên đã quyết định bất chấp, làm nghề cô dâu giả, kiếm tiền vừa nhanh vừa dễ.
Trong xã hội hiện đại, khi áp lực từ gia đình và xã hội về hôn nhân ngày càng gia tăng, dịch vụ "thuê bạn gái", "thuê bạn trai" đã không còn xa lạ. Nhưng ít ai biết rằng, tại Trung Quốc, một hình thức dịch vụ mới còn táo bạo hơn đã xuất hiện, thuê cô dâu giả.
Tại tỉnh Tứ Xuyên, Thành Đô, Lục - một cô gái thuộc thế hệ 9X (sinh sau năm 1995) đã hành nghề làm nghề cô dâu giả được 8 năm. Điều đáng nói, chỉ trong vòng một năm ngắn ngủi, cô đã "lên xe hoa" đến 7, 8 lần với các đối tượng khác nhau, các đám cưới được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau, từ thành thị đến nông thôn. Có thể nói, nhiều người trẻ Trung Quốc đã bất chấp tất cả để xoa dịu người lớn tuổi trong nhà.
Theo chia sẻ, mỗi lần "hóa thân" thành cô dâu, Lục đều diễn tròn vai như thể đây là đám cưới thật sự của mình. Một trong số những "hôn lễ" hoành tráng nhất mà cô từng tham gia có đến hơn 300 bàn tiệc, thu hút đông đảo người dân trong làng đến chung vui. Tuy nhiên, trái với vẻ bề ngoài náo nhiệt, nghi thức cưới lại diễn ra khá đơn giản, thậm chí không cần MC. Cha của chú rể lên sân khấu phát biểu vài câu rồi khai tiệc.
Khách khứa dự tiệc không hề hay biết đây chỉ là một màn kịch được dàn dựng, rằng "cặp đôi tân lang tân nương" chỉ mới quen biết nhau vài ngày và cô dâu chỉ là "hàng thuê".
Được biết, công việc chính của cô Lục là hóa thân vào các vai diễn khác nhau trong cuộc sống thực của người khác. Trong đó, vai "bạn gái" là phổ biến nhất. Nhiều người tìm đến cô vì những lý do tế nhị, không thể chia sẻ với gia đình và thuê cô đóng vai bạn gái để ra mắt bố mẹ, chụp ảnh cưới, đính hôn hoặc tổ chức nghi lễ.
Với kinh nghiệm 8 năm trong nghề, cô Lục đã có cưới hỏi hơn 20 lần, chưa kể vô số lần "ra mắt phụ huynh". Thời điểm mới vào nghề, giá thuê cô Lục chỉ khoảng 600-800 nhân dân tệ/ngày (khoảng hơn 2,1 - 2,8 triệu đồng). Hiện tại, con số này đã tăng lên 1500 nhân dân tệ/ngày (khoảng 5,3 triệu đồng) và có thể cao hơn vào các dịp lễ, Tết. Mức giá cụ thể còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
Điều đáng ngạc nhiên, công việc này không chỉ mang lại thu nhập mà còn giúp cô gái có thêm những người bạn và những "bố mẹ chồng hờ" tốt bụng. Trong nhiều gia đình thuê, mối quan hệ giữa cô và "người thân" vẫn được duy trì tốt đẹp sau khi hợp đồng kết thúc. Họ giữ liên lạc, hỏi thăm nhau và gửi quà đặc sản cho nhau.
Tuy nhiên, thi thoảng, cô Lục cũng tự hỏi chính mình, liệu đây có phải là một giải pháp "win-win" hay chỉ là một hình thức lừa dối tinh vi? Thực tế, phía sau những mối quan hệ tưởng chừng như ấm áp ấy là một sự thật không thể chối bỏ, chính cô Lục cũng phải thừa nhận, cô giống như đang sống trong hai thế giới song song, vừa thật vừa giả, nơi những lời nói dối "vô hại" được sử dụng để xoa dịu áp lực xã hội và làm hài lòng người lớn tuổi.