Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và yêu cầu thu hồi, tiêu hủy toàn quốc hai lô mỹ phẩm do vi phạm nghiêm trọng các quy định về chất lượng và ghi nhãn sản phẩm.
Ngày 14/5,
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và yêu cầu thu hồi, tiêu hủy toàn quốc hai lô mỹ phẩm do vi phạm nghiêm trọng các quy định
về chất lượng và ghi nhãn sản phẩm. Đáng chú ý, có sản phẩm ghi nhãn chứa nội
dung “chữa bệnh” như thuốc, tiềm ẩn nguy cơ gây hiểu nhầm và ảnh hưởng đến sức
khỏe người tiêu dùng.
Theo đó, sản phẩm bị đình chỉ và thu hồi là Hair Head &
Hair Revitalising Oleo-Essence (thuộc nhãn hàng Germaine De Capuccini), loại
chai 50ml, số lô: Lote G0042 0P10, có số tiếp nhận phiếu công bố: 178021/22/CBMP-QLD.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường là Công
ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Uyên Phương (TP HCM). Sản phẩm do Germaine De
Capuccini, S.A.U. - Tây Ban Nha sản xuất.
Công ty CP Thương mại XNK Uyên Phương bị xử phạt 140 triệu đồng và buộc tiêu hủy mỹ phẩm Hair Head & Revitalising Oleo-Essence. Ảnh chụp màn hình
Nguyên nhân bị đình chỉ: Nhãn phụ của sản phẩm ghi các nội dung như thuốc chữa bệnh, vi phạm
nghiêm trọng quy định về quảng cáo và ghi nhãn mỹ phẩm. Đồng thời, nhãn gốc ghi sai thành phần công thức
so với hồ sơ đã công bố với cơ quan quản lý.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thông
báo khẩn đến các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm ngừng ngay việc sử dụng và
phân phối các sản phẩm vi phạm. Giám
sát quá trình thu hồi, tiêu hủy toàn bộ lô hàng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
theo quy định.
Yêu cầu doanh nghiệp phân phối phải thu hồi toàn bộ sản phẩm
từ các điểm bán, tiếp nhận hàng trả lại và thực hiện tiêu hủy đúng quy trình.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược cảnh báo người tiêu dùng không
sử dụng các sản phẩm nêu trên, đồng thời đề nghị cẩn trọng khi lựa chọn mỹ phẩm,
ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được công bố và kiểm định hợp pháp.
Cùng thời điểm, dung dịch vệ sinh phụ nữ Lá trầu không Collagen Italia Slim, loại hộp 1 chai 150ml, số lô: 012025, ngày sản xuất 02/01/2025, hạn dùng 01/01/2028 cũng bị đình chỉ lưu hành và thu hồi.
Sản phẩm bị đình chỉ lưu hành và thu hồi đầu tiên là Dung dịch vệ sinh phụ nữ Lá trầu không Collagen Italia Slim.
Sản phẩm do Công ty TNHH Mỹ phẩm và Hóa chất Quang Xanh (Hưng Yên) sản xuất, Công ty TNHH Thảo dược Quốc tế Hải Đăng (Vĩnh Phúc) phân phối ra thị trường.
Nguyên nhân thu hồi: Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn giới hạn vi sinh vật theo quy định trong mỹ phẩm. Đồng thời, sản phẩm được sản xuất sau khi đã hết hạn hiệu lực của phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm - hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về sản xuất, lưu thông mỹ phẩm.
Trước đó, ngày 5/5, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã xử phạt 140 triệu đồng đối với Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Uyên Phương (quận Tân Bình) vì quảng cáo mỹ phẩm sai sự thật như thuốc chữa bệnh, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Sản phẩm vi phạm là Hair Head & Revitalising Oleo-Essence (chai 50ml, nhãn hàng Germaine De Capuccini) có công thức ghi trên nhãn gốc không đúng với hồ sơ công bố, thiếu hai thành phần: Rosmarinus Officinalis và Ascorbyl Palmitate.
Ngoài xử phạt hành chính, công ty bị buộc thu hồi, loại bỏ yếu tố vi phạm hoặc tiêu hủy sản phẩm, đồng thời nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố do Cục Quản lý Dược cấp.
Cục An toàn thực phẩm tiếp tục mạnh tay thu hồi thêm giấy phép quảng cáo 14 sản phẩm của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam. Trước đó, Cục cũng đã thu hồi hiệu lực 18 giấy công bố sản phẩm của công ty này.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.
Chỉ trong hai ngày, lực lượng chức năng tại Hà Nội và Vĩnh Phúc đã phát hiện và xử lý hơn 1,5 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Số hàng vi phạm đã bị lập biên bản, xử phạt và tiêu hủy theo quy định.
Ngay từ đầu mùa, chanh dây vàng ngọt hương ổi đã gây "sốt" trên thị trường với mức giá dao động từ 75.000 – 90.000 đồng/kg, thậm chí có nơi lên tới gần 150.000 đồng/kg mà vẫn cháy hàng.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia lên tiếng sau khi bị gắn tên trong quảng cáo sản phẩm sữa Nestlé Milo, yêu cầu Nestlé Việt Nam gỡ bỏ nội dung vi phạm và tuân thủ đúng quy định pháp luật về truyền thông, quảng cáo thực phẩm.
Công an tỉnh Sóc Trăng phát hiện kho chứa gần 8 tấn hàng hóa là sữa, thực phẩm chức năng, rượu và một số mặt hàng tiêu dùng khác không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An đã liên tiếp phát hiện và xử lý hai vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến thực phẩm không rõ nguồn gốc và nhập lậu, tổng số hàng hóa bị tạm giữ lên tới 3,6 tấn.
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện và xử lý gần 1,2 tấn hoa quả không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn.