Thị trường Snack: Nhiều tiềm năng

Thứ ba, 29/05/2018, 16:39 PM

Snack được xem là một món ăn vặt quen thuộc của các bạn trẻ trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rất ưa chuộng.

Snack: món ăn vặt gần 1 tỉ USD của người Việt

Báo cáo của Nielsen mới đây đã chỉ ra, doanh số toàn cầu của sản phẩm thức ăn nhẹ (snack) đạt mức tăng trưởng 3,4 tỷ USD trong năm 2017, riêng Việt Nam các sản phẩm snack tăng 21% trong năm 2017, Nielse cũng chỉ ra rằng, thị trường snack đang có rất nhiều tiềm năng và mức tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là nhu cầu tiêu thụ snack được thúc đẩy bởi việc các nhà sản xuất nội địa cung cấp mức giá vừa phải để thu hút người tiêu dùng.       Thị trường snack nhìn chung có thể chia làm 3 loại sản phẩm chính, được phân loại theo nguyên liệu chế biến, bao gồm: Khoai tây, các loại hạt và snack chế biến từ thực phẩm nói chung (đa phần làm từ các loại trái cây, thực phẩm). Quy mô thị trường snack tại Việt Nam ước khoảng 518 triệu USD vào năm 2015, trong đó, các loại snack chế biến chiếm tỷ trọng 33%, các loại hạt 30% và khoai tây chiên là 24%

Snack được xem là món ăn vặt quen thuộc và phổ biến không chỉ đối với trẻ em mà còn đối với các bạn trẻ có độ tuổi từ 18 đến 30, thậm chí các bậc phụ huynh cũng không tránh khỏi sức hút của loại bánh này. Dạo quanh các cửa hàng tiện lợi, các trung tâm thương mại, siêu thị lớn thậm chí là ở các cửa hàng tạp hóa nhỏ không nơi nào mà không bán loại thức ăn này. Theo thống kê có trên dưới một trăm loại bánh snack có hương vị và cách chế biến cũng như nguồn gốc xuất sứ khác nhau, giá trung bình dao động từ 6.000 đến 40.000 đồng/gói tùy theo loại sản phẩm.

456

 Vì snack rất dễ ăn, đa dạng về sự lựa chọn, cùng với cách bảo quản dễ dàng nên nó luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong các buổi picnic, xem phim hay trong các buổi tụ tập bạn bè,..

 Theo bạn Hoàng Thị Tố Uyên: “ Là một fan cuồng của các loại bánh snack nên lúc nào trong nhà hay ở cơ quan đều có vài gói bánh snack, mỗi tuần chi trên 100 ngàn cho việc mua bánh,khi xem phim hay tụ tập bạn bè đều không thể thiếu nó”.

 Theo thống kê của Savory Snacks Market in Vietnam Databook to 2020, quy mô thị trường bánh snack tại Việt Nam ước khoảng 518 triệu USD vào năm 2015 và dự kiến đến năm 2020, con số này có thể tăng lên gấp đôi là khoảng 1 tỷ.

Doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh thị trường.

 Tuy đã nắm bắt được xu hướng  cũng như thị trường đầy tiềm năng này tuy nhiên thị trường bánh snack Việt Nam lại vào tay đa số các doanh nghiệp ngoại thay vì các doanh nghiệp nội .Chỉ trong vòng 2 - 3 năm trở lại đây, đã có nhiều doanh nghiệp ngoại tìm kiếm và đầu tư snack tại Việt Nam. Trên thị trường hiện nay không khó có thể kể tên các loại snack mang thương hiệu nước ngoài như Oshi của Liwayway (Philippines), Poca của PepsiCo, O’Star của Orion (Hàn Quốc),.. Với các thương hiệu Việt Nam, sản phẩm snack có thể kể đến như thương hiệu Kinh Đô với món snack cua và khoai tây chiên Slice.Tuy nhiên, sản phẩm snack của Kinh Đô đã bán lại cho Mondelez. Nhiều sản phẩm snack thương hiệu Việt cũng đang được các nhà đầu tư nước ngoài Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines,..dòm ngó để thâu tóm thị phần.

 Năm 2017,  doanh nghiệp Bỉ vừa cho ra mắt thương hiệu khoai tây chiên Bỉ tại Đông Nam Á, nhằm  tìm kiếm cơ hội mở rộng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam là thị trường mà các doanh nghiệp không thể bỏ lỡ để tìm kiếm thị phần. Ông Romain Cools, Tổng thư ký của Belgapom (Hiệp hội các nhà sản xuất và thương mại khoai tây của Bỉ) cho biết : “Khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là thị trường quan trọng đối với sản phẩm khoai tây chiến của Bỉ. Tại đây, chúng tôi có nhiều cơ hội để mở rộng kim ngạch xuất khẩu bởi sự gia tăng tầng lớp trung lưu, đô thị hóa và dân số trẻ”.

      Vừa qua Công ty TNHH Koikeya Việt Nam (Nhật Bản) đã  xây dựng nhà máy sản xuất bánh snack tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với quy mô vốn lên đến 8,7 triệu USD, công suất 4.200 tấn sản phẩm/năm. Koikeya Việt Nam đặt kỳ vọng, doanh số phân khúc snack vị cay sẽ đạt 200 tỷ đồng trong vòng 3 năm tới.

    

Nguồn: Nielsen

Nguồn: Nielsen

“Các sản phẩm snack tại nhiều thị trường trên toàn cầu đều cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, điều này có thể lý giải là do nhu cầu của người tiêu dùng về các ngành hàng ngày càng tăng cao trong những năm vừa qua. Các sản phẩm này có thể được cho là không cấp thiết và được sử dụng để thỏa mãn sự tận hưởng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, chính sự tăng trưởng ấn tượng này là một dấu hiệu tốt cho thấy người tiêu dùng trên nhiều nước đã sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các dòng sản phẩm này, vượt trên cả chi tiêu cho các sản phẩm phục vụ nhu cầu cấp thiết mỗi ngày. Và chính điều này đã và đang tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho các nhà sản xuất FMCG tại những thị trường này.” – theo quan sát của ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Dịch vụ Đo lường Bán lẻ, Nielsen Việt Nam.

Liên Nguyễn

Theo NTD

largeer