‘Sữa bột tổ yến’ làm từ... bột gạo: Hành vi lừa đảo trắng trợn, cần xử lý nghiêm
Chủ nhật, 13/04/2025 14:36 (GMT+7)
Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất 573 loại sữa bột tổ yến giả chứa bột gạo, phụ gia rẻ tiền, gây thiệt hại gần 500 tỉ đồng. Sản phẩm nhắm đến trẻ em, người bệnh. Luật sư đề nghị xử lý nghiêm minh, khởi tố toàn diện.
“Sữa bột tổ yến” thực chất là… bột gạo
Ngày 13/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tiến hành điều tra vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" xảy ra tại Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group và một số cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn TP Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố 8 bị can, gồm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và cổ đông góp vốn tại 2 Công ty này.
Công nhân đóng hộp thành phẩm sữa bột giả tại cơ sở sản xuất, chuẩn bị tung ra thị trường. Ảnh: Báo Công an nhân dân
Khám xét tại 19 địa điểm, lực lượng chức năng thu giữ 26.740
lon sữa bột, thuộc 90 lô sản xuất cùng 84 loại nhãn hiệu khác nhau. Giám định
cho thấy nhiều sản phẩm có hàm lượng vi chất dưới 70% mức công bố - đủ cơ sở khẳng
định là hàng giả.
Ngoài hành vi sản xuất thực phẩm giả, nhóm đối tượng còn bị
cáo buộc trốn thuế, kê khai sai doanh thu, gây thiệt hại hơn 28 tỉ đồng cho
ngân sách Nhà nước.
Đáng chú ý, các sản phẩm này được quảng cáo là sữa bột tổ yến dành
cho trẻ sinh non, người tiểu đường, suy thận và phụ nữ mang thai, với nhãn mác
ghi chứa tổ yến, đông trùng hạ thảo, mắc ca, óc chó… nhưng thực chất chỉ là bột
gạo, phụ gia và hương liệu rẻ tiền.
Cần xử lý nghiêm khắc
Luật sư Hoàng Văn Hà - Giám đốc Công ty luật ARC Hà Nội nhận
định: "Hành vi sản xuất và buôn bán sữa bột giả trong vụ án này không chỉ là
gian lận thương mại thông thường, mà đã cấu thành tội phạm hình sự nghiêm trọng,
trực tiếp đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm đối
tượng yếu thế như trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh mạn tính".
Theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017), hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm giả có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự với mức án từ 2 đến 15 năm tù, tùy thuộc vào quy mô và hậu quả thực tế.
Ngoài ra, các bị can còn có thể phải chịu phạt tiền, cấm hành nghề hoặc kinh
doanh trong lĩnh vực liên quan.
Đáng chú ý, cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi vi phạm quy định
về kế toán nhằm che giấu doanh thu, trốn thuế. Hành vi này theo Điều 221 Bộ luật
Hình sự có thể bị phạt tù đến 12 năm, kèm hình phạt bổ sung về hành chính và
tài chính.
Theo luật sư Hoàng Văn Hà - Giám đốc Công ty luật ARC Hà Nội, đây là vụ án điểm cần xử lý nghiêm khắc, làm gương
Luật sư Hà cho rằng, cần khởi tố toàn diện tất cả hành vi vi
phạm, từ sản xuất hàng giả, trốn thuế, gian lận kế toán đến hành vi gây hậu quả
nghiêm trọng cho cộng đồng. Đồng thời, kiến nghị mở rộng điều tra trách nhiệm
hình sự đối với các tổ chức, cá nhân liên quan như hệ thống phân phối, kênh bán
lẻ, cá nhân quảng bá sản phẩm (KOLs, influencer) nếu có căn cứ cho thấy hành vi
tiếp tay hoặc đồng phạm.
Ngoài ra, cơ quan tố tụng có thể xem xét trách nhiệm dân sự,
buộc các đối tượng bồi thường nếu có căn cứ xác định người tiêu dùng bị ảnh hưởng
về sức khỏe, tài chính.
“Đây là vụ án điểm cần xử lý nghiêm khắc, làm gương và củng
cố niềm tin vào công cuộc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như siết chặt
kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực thực phẩm chức năng”, luật sư Hà nhấn mạnh.
Liên quan đến đường dây sản xuất sữa bột giả thu lợi gần 500 tỉ đồng, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố 8 bị can là giám đốc, phó giám đốc, cổ đông góp vốn tại Công ty Rance Pharma, Hacofood do sản xuất, buôn bán 573 loại sữa bột giả.
Lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện kho hàng chứa hơn 14.000 sản phẩm dệt kim nghi giả mạo thương hiệu lớn như Adidas, Nike, MLB tại xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã ra quân triển khai kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khuôn khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Sữa Hikid bị yêu cầu kiểm tra vì quảng cáo sai quy định như “số 1 chiều cao”, "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi". Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm sữa Hikid.
Giữa làn sóng dư luận tranh cãi về việc nghệ sĩ quảng cáo quá đà, phát ngôn của Đoàn Di Băng về viên kẹo rau củ tiếp tục thu hút chú ý. Sản phẩm được cho là có liên quan đến Công ty Lô Hội – đơn vị vừa chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định.