Ông Đặng Hồng Anh xin từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và thôi giữ chức Phó chủ tịch TTC Land từ 11/4, vì lý do cá nhân.
Ông Đặng Hồng Anh ("Shark" Đặng Hồng Anh) vừa có đơn xin từ chức chức vụ Phó Chủ tịch CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land - Mã: SCR) vì lý do cá nhân. Việc miễn nhiệm chính thức sẽ được thông qua tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra cuối tháng này.
Ông Đặng Hồng Anh từ nhiệm chức Phó Chủ tịch TTC Land. (Ảnh: TTC Land).
Ông Đặng Hồng Anh là con trai ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) và bà Huỳnh Bích Ngọc - lãnh đạo chủ chốt của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Agris - Mã: SBT).
Shark Đặng Hồng Anh được giới thiệu là nhà sáng lập TTC Land và đang là cổ đông lớn của TTC Land khi nắm 40 triệu cổ phiếu, tương đương 9,29% vốn (theo báo cáo quản trị năm 2024).
Cùng ngày, hai thành viên Hội đồng quản trị khác của TTC Land là ông Phạm Trung Kiên và Lê Quang Vũ cũng từ nhiệm với lý do tương tự. Hai nhân sự đều mới tham gia ban lãnh đạo chưa đầy một năm.
Như vậy, Hội đồng quản trị doanh nghiệp này chỉ còn duy nhất một người là ông Nguyễn Thành Chương với chức vụ Chủ tịch.
TTC Land cũng vừa giới thiệu 4 ứng viên mới vào HĐQT của TTC Land. Cụ thể:
Ông Nguyễn Văn Bảnh là người có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng – bất động sản, từng giữ nhiều vị trí cao cấp về đầu tư và quản lý dự án.
Ông Nguyễn Thái Sơn: Hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, từng học tập và làm việc tại Pháp;
Ông Trần Văn An: Chuyên gia tài chính – đầu tư;
Ông Nguyễn Văn Hòa: Am hiểu sâu sắc lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp.
Các ứng viên tham gia vào HĐQT của TTC Land dự kiến sẽ được trình lên ĐHĐCĐ thường niên sắp tới đây của doanh nghiệp.
TTC Land là nhà phát triển bất động sản thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) của đại gia Đặng Văn Thành. TTC Land chịu trách nhiệm quản lý ngành nhằm hệ thống hóa các công ty con trong mảng đầu tư, xây dựng, xây lắp, vốn đã được thành lập từ những ngày đầu của Tập đoàn.
TTC Land đang phát triển 23 dự án, 15.000 sản phẩm đã được công bố ra thị trường. Các lĩnh vực công ty thực hiện gồm bất động sản thương mại, nhà ở, dịch vụ; hoạt động chính tại TPHCM và các tỉnh, thành vệ tinh lân cận.
Ở diễn biến khác, CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công (TTC IZ), một tổ chức liên quan đến ông Nguyễn Thành Chương - Chủ tịch HĐQT TTC Land, chính thức hoàn tất giao dịch mua vào 3 triệu cổ phiếu SCR.
Với giao dịch này, khối lượng sở hữu cổ phiếu SCR của CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công sẽ tăng từ 5,43 triệu cổ phiếu (tương đương 1,26% vốn điều lệ) lên 8,43 triệu cổ phiếu (1,96% vốn điều lệ).
Chiều ngược lại, CTCP Khai thác và Quản lý Khu công nghiệp Đặng Huỳnh (TTC Đặng Huỳnh) - một thành viên khác trong Tập đoàn TTC, đã bán toàn bộ 637.600 cổ phiếu SCR (tương đương 0,148%) đang sở hữu nhằm thu hồi vốn đầu tư. Như vậy nhiều khả năng, TTC Đặng Huỳnh đã chuyển nhượng cổ phần SCR cho TTC IZ.
Trở lại với TTC Land, năm 2024, công ty này ghi nhận hơn 799 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp đôi cùng kỳ. Doanh thu tăng mạnh chủ yếu tới từ chuyển nhượng bất động sản khi mang về 428 tỷ đồng, cao gấp 12 lần cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 54% doanh thu.
Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn nên công ty lỗ gộp năm 2024 hơn 49 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gộp hơn trăm tỷ. Kết quả, TTC Land báo lãi sau thuế còn hơn 4 tỷ đồng, giảm 72% so với cùng kỳ và là năm có lợi nhuận thấp nhất trong vòng 17 năm qua (kể từ 2008).
Angimex từng là "đại gia" xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam, thế nhưng sau cơ duyên với Louis Holdings với lời hứa đưa công ty trở thành "tượng đài lúa gạo", công ty kinh doanh bết bát, nợ chồng chất. Mới đây doanh nghiệp xuất khẩu gạo này đã nhận quyết định hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE.
Chỉ sau 2 phiên, VN-Index tăng gần 130 điểm (+12%), kéo theo vốn hóa thị trường phục hồi 700.000 tỷ đồng. Phiên chiều, dòng tiền mạnh đẩy VN-Index vượt mốc 1.222 điểm, tăng 54,12 điểm với thanh khoản bùng nổ.
Hà Nội đối mặt nghịch lý hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang trong khi nhu cầu nhà ở giá rẻ tăng cao. Chuyên gia đề xuất rà soát quy hoạch, chuyển đổi công năng, ưu tiên nhà ở xã hội để tránh lãng phí.
Tập trung thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng doanh nghiệp công nghệ trong nước, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu; xây dựng cơ chế giúp doanh nghiệp tiếp cận các Quỹ đầu tư công nghệ, Quỹ đầu tư mạo hiểm… Đây là một số giải pháp trọng tâm để DNNN tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà là chủ mưu cầm đầu, đứng sau hai công ty Rance Pharma và Hacofood Group. Hai đối tượng này thành lập hệ sinh thái 9 công ty để sản xuất, phân phối sản phẩm giả.
Nhiều đại diện đến từ các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán đã chia sẻ về tính sẵn sàng kết nối với hệ thống KRX, đồng thời, đại diện lãnh đạo các Sở GDCK, Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC)
Angimex từng là "đại gia" xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam, thế nhưng sau cơ duyên với Louis Holdings với lời hứa đưa công ty trở thành "tượng đài lúa gạo", công ty kinh doanh bết bát, nợ chồng chất. Mới đây doanh nghiệp xuất khẩu gạo này đã nhận quyết định hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE.