Chỉ sau 2 phiên, VN-Index tăng gần 130 điểm (+12%), kéo theo vốn hóa thị trường phục hồi 700.000 tỷ đồng. Phiên chiều, dòng tiền mạnh đẩy VN-Index vượt mốc 1.222 điểm, tăng 54,12 điểm với thanh khoản bùng nổ.
Thị trường chứng khoán hồi phục mạnh mẽ mang đến niềm vui vỡ oà cho nhà đầu tư sau 4 phiên giảm điểm mạnh, từ mức dưới 1.100 điểm về đáy 15 tháng, VN-Index lấy lại mốc 1.200 một cách chóng vánh chỉ sau 2 phiên.
VN-Index bứt phá, vượt mốc 1,222 điểm kết phiên ngày 11/4. Ảnh chụp màn hình
Theo ghi nhận kết phiên ngày 11/4, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục ghi nhận tăng điểm ấn tượng, VN-Index chạm mốc 1.222,46, tương đương mức tăng 54,12 điểm (4,63%).Toàn sàn HoSE ghi nhận 332 mã tăng, 178 mã giảm và 26 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,7 tỷ đơn vị, giá trị hơn 38,161 tỷ đồng. Thanh khoản thị trường tăng cao so với phiên giao dịch trước đó.
Trước đó, VN-Index tăng hơn 65 điểm ngay khi mở cửa, sau đó thu hẹp dần biên độ còn khoảng 20 điểm do dòng tiền có sự phân hóa mạnh theo nhóm ngành. Trong những phút cuối, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân tích cực giúp biên độ tăng được nới rộng trở lại.
Cùng thời điểm ghi nhận, chỉ số VN30 tăng 60,65 điểm (4,85%) lên 1.309,94 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 765 triệu đơn vị với tổng giá trị lên tới hơn 21,7 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng 5.03 điểm (2.41%) lên 213.34 điểm. Toàn sàn có 123 mã tăng, 60 mã giảm và 42 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 148 triệu đơn vị, với tổng giá trị hơn 2,3 tỷ đồng. Chỉ số UpCOM-Index cũng tăng 0.44% lên 93.25 điểm, với hơn 148 triệu đơn vị.
Thêm vào đó, khối ngoại đã mua ròng khá mạnh, giá trị gần 1.000 tỷ đồng trên HoSE trong phiên ngày 11/4. Nhóm này giải ngân trên 5.500 tỷ đồng, trong khi chỉ bán ra khoảng 4.500 tỷ đồng. Nổi bật, cổ phiếu HPG được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 17,212 triệu đơn vị.
Chỉ sau 2 phiên tăng mạnh, vốn hóa thị trường chứng khoán đã phục hồi hơn 700.000 tỷ đồng, đạt gần 6,8 triệu tỷ đồng, phần nào bù đắp thiệt hại hơn 1,2 triệu tỷ sau chuỗi 4 phiên giảm sâu trước đó do lo ngại từ tuyên bố áp thuế ngày 3/4 của cựu Tổng thống Donald Trump.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt đà hồi phục của thị trường khi đồng loạt bứt phá mạnh: VCB tăng 6,6%, MBB tăng 6,35%, BID tăng 5,91%, STB tăng 6,92%, ACB tăng 6,65%...
Bên cạnh đó, cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng không thiết yếu cũng thu hút dòng tiền với FPT, MWG, PNJ, FRT đều tăng mạnh, thậm chí nhiều mã tăng trần.
Trước đó, phiên sáng 11/4, VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng với mức tăng 26,75 điểm, lên 1.195,09 điểm (+2,29%). Tuy nhiên, đà hưng phấn đã có phần hạ nhiệt, số mã giảm gia tăng cho thấy dòng tiền bắt đầu phân hóa rõ nét.
Từ ngày 3/4 đến 9/4, thị trường chứng khoán Việt đã bị thổi bay hơn 46 tỷ USD vốn hóa, trong đó nhóm ngân hàng bị thiệt hại nặng nhất, riêng Vietcombank mất hơn 100.000 tỷ đồng.
Rổ VN30 - đại diện cho 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán, đa số đều ghi nhận giảm điểm, trong đó BCM của Becamex, GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và MSN của Masan giảm kịch sàn. Ngược lại, SSB của SeABank, VIC của Vingroup và VHM của Vinhomes giữ được sắc xanh.
Tập đoàn Danh Khôi đang đối diện với nguồn thu sụt giảm mạnh trong nhiều quý liên tiếp, tiền mặt còn chưa tới 500 triệu đồng và vốn lưu động âm hơn trăm tỷ.
Ngày 24/6, giá USD tại ngân hàng đồng loạt tăng kịch trần, vượt ngưỡng 26.300 đồng/USD. Trong khi đó, thị trường tự do cũng ghi nhận mức giá cao kỷ lục, chạm 26.420 đồng/USD.
Năm 2024, thu nhập bình quân của nhân viên công ty mẹ Viettel đạt 50,2 triệu đồng/tháng, mức lương trung bình của nhân viên toàn tập đoàn là 33,5 triệu đồng/tháng
Công ty CP Thương mại dịch vụ Ăn Cùng Bà Tuyết chính thức giải thể do khó khăn kinh doanh, song thương hiệu “Ăn Cùng Bà Tuyết” vẫn hoạt động bình thường, không ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng và đối tác.