Sàn TMĐT tăng phí: Cách thoát bẫy ‘xây nhà trên đất người khác’
Thứ tư, 30/04/2025 07:03 (GMT+7)
Ths Đào Duy Khánh chuyên gia Quản lý công, Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp cho rằng, lựa chọn mặt hàng kinh doanh chính là yếu tố mang tính chìa khoá nhằm đảm bảo yếu tố không nhất thiết cần có sàn mới bán được.
Từng được xem là “mảnh đất vàng” cho hàng
triệu người dân khởi nghiệp kinh doanh online, các sàn TMĐT đang dần thay đổi cuộc
chơi khi liên tiếp điều chỉnh biểu phí theo hướng tăng mạnh. Không ít người bán
nhỏ lẻ phản ánh bị “đuối sức”, trong khi các thương hiệu lớn lại tận dụng cơ hội
để mở rộng thị phần.
Vậy ai thực sự đang hưởng lợi từ cuộc đua
tăng phí của các sàn? Người bán hàng nhỏ lẻ nên làm gì để không bị phụ thuộc và
bị đào thải? Và liệu có khoảng trống pháp lý nào đang tạo điều kiện cho sự thiếu
công bằng trên thị trường?
Cuộc trao đổi với Ths Đào Duy
Khánh - Giảng viên Khoa Chính trị học (Học viện Báo chí và Tuyên
truyền), chuyên gia Quản lý công, Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp sẽ phân tích những vấn đề nổi cộm xoay quanh việc tăng phí, những hệ lụy lâu dài với
thị trường, đồng thời đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm bảo vệ người tiêu
dùng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Ths Đào Duy Khánh - Giảng viên Khoa Chính trị học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), chuyên gia Quản lý công, Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp.
- Thưa ông, trong hơn 5 năm qua, các
sàn TMĐTđã trở thành bệ phóng cho hàng triệu người dân khởi sự kinh doanh
online. Vậy khi các sàn đồng loạt tăng phí như hiện nay, ông đánh giá ai đang
thực sự được hưởng lợi và ai là đối tượng chịu thiệt nhiều nhất?
Ths Đào Duy Khánh: Việc tăng phí sàn sẽ trực tiếp tăng chi phí kinh
doanh của các hộ kinh doanh, không chỉ nhỏ lẻ mà còn là các hãng lớn. Việc tăng
chi phí này có thể sẽ khiến giá thành sản phẩm cao lên và người tiêu dùng sẽ phải
trả một mức giá cao hơn nếu hộ kinh doanh không bù phần thiệt hại này.
- Có ý kiến cho
rằng, việc tăng phí của các sàn sẽ “dọn đường” cho các thương hiệu lớn, loại bỏ
dần người bán nhỏ lẻ. Quan điểm của ông ra sao trước xu hướng này?
Ths Đào Duy Khánh: Việc tăng phí sàn sẽ “lọc” bớt hộ kinh doanh nhỏ lẻ,
những hãng lớn với nền tảng tài chính tốt sẽ có thể chịu được những cú shock
chi phí trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, kể cả những hãng lớn nhưng không có trong
tay chuỗi sản xuất hoặc chỉ nắm 1 vài khâu cũng sẽ gặp khó khăn hơn so với những
hãng có đầy đủ chuỗi từ nhập nguyên liệu-sản xuất-vận chuyển-kho bãi-phân phối.
- Việc tăng phí đến 2-3 lần được coi là “chí mạng” với các shop nhỏ.
Theo ông, điều này có khiến môi trường TMĐT tại Việt Nam dần trở nên bất bình đẳng
và khép lại thời kỳ 'nhà nhà bán hàng online'?
Ths Đào Duy Khánh: Theo tôi, cạnh tranh là một điều tích cực trong kinh
doanh, chỉ những sản phẩm có chất lượng mới tiếp cận. Điều này sẽ tạo ra một xu hướng mới, đó là
các hộ kinh doanh nhỏ lẻ sẽ tập trung sản xuất và phân phối những sản phẩm mang
tính địa phương (đặc sản địa phương, đồ dùng, mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên
của địa phương..) hoặc những sản phẩm độc, lạ có giá trị sáng tạo, xu hướng mua
thấp - bán cao - ăn chênh sẽ dần dần bị thay thế trong kinh doanh nhỏ lẻ.
- Trong bối cảnh
chi phí trên sàn tăng mạnh, theo ông, người kinh doanh nhỏ lẻ nên làm gì để
không phụ thuộc hoàn toàn vào sàn, tránh tình trạng “xây nhà trên đất người
khác”?
Ths Đào Duy Khánh: Như tôi đã chia sẻ, lựa chọn mặt hàng kinh doanh chính
là yếu tố mang tính chìa khoá, những mặt hàng có tính sáng tạo cao, những sản
phẩm địa phương thì không nhất thiết cần có sàn mới bán được. Có thể bán qua
nhiều kênh khác thay thế.
- Có thể thấy
xu hướng bán hàng livestream trên Facebook hoặc mở website riêng đang
phát triển trở lại. Theo ông, những mô hình này liệu có thực sự là giải pháp khả
thi về lâu dài?
Ths Đào Duy Khánh: Mô hình nào cũng đều có những ưu nhược điểm, trong
tương lai thậm chí còn có những mô hình mới hơn nữa. Mô hình nào với chi phí thấp
đồng thời tiếp cận được tệp khách hàng phù hợp sẽ được lựa chọn, những mô hình
tốn kém không đem lại hiệu quả kinh tế sẽ dần bị thay thế.
- Về mặt tư duy kinh doanh, ông nghĩ
người bán hàng online cần thay đổi điều gì căn bản để thích ứng với bối cảnh mới,
khi TMĐT không còn là “thiên đường miễn phí” nữa?
Ths Đào Duy Khánh: Như tôi đã đề cập, bán cái gì là câu hỏi quan trọng nhất
đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ, việc chạy thử các sản phẩm để khảo sát mức độ chấp
nhận của người tiêu dùng ra sao khi đó mới tính tới việc sử dụng kênh bán hàng
nào.
- Hiện nay, các sàn TMĐT không cần báo cáo hay xin phép Bộ Công
Thương khi tăng phí dịch vụ. Theo ông, đây có phải là một lỗ hổng pháp lý khiến
các sàn dễ bắt tay nhau tăng giá, tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh?
Ths Đào Duy Khánh: Việc điều chỉnh phí sàn phải được nêu rõ trong quy chế
hoạt động và hợp đồng với người bán. Khi không thoả thuận được, người bán có
thể rút gian hàng. Bộ Công Thương cũng yêu cầu các sàn phải minh bạch, thông báo trước cho người bán về
thay đổi chính sách. Tuy nhiên việc thay đổi phí sàn không hợp
lý do lạm dụng vị thế thị trường để trục lợi có thể bị xử phạt căn cứ theo Luật
Cạnh tranh.
- Việc phí tăng
cao nhưng người tiêu dùng vẫn không được đảm bảo quyền lợi tương xứng (về chất
lượng dịch vụ, tốc độ giao hàng...) có phải là dấu hiệu mất cân bằng lợi ích giữa
các bên tham gia thị trường?
Ths Đào Duy Khánh: Việc tăng phí nếu do các yếu tố khách quan, bất khả
kháng hoặc theo thoả thuận hoặc lộ trình đã công bố từ trước là việc hết sức
bình thường. Nhưng việc tăng phí đột ngột, không thông báo, thiếu tính minh bạch
chắc chắn sẽ gây ra tác động xấu.
- Ông có cho rằng
đã đến lúc cần có một cơ chế kiểm soát hoặc khung pháp lý cụ thể hơn đối với hoạt
động điều chỉnh phí, chiết khấu của các sàn TMĐT, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
và bảo vệ người tiêu dùng không?
Ths Đào Duy Khánh: Nghị định số
52/2013/NĐ-CP về TMĐT(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP), cùng
với một số luật và văn bản hướng dẫn liên quan như Luật Thương mại 2005, Luật
An ninh mạng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật canh tranh cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý tương đối chuẩn mực lĩnh
vực thương mại điện tử. Tính hiệu lực của một quy định/chính sách sẽ giảm dần
theo thời gian, việc sửa đổi bổ sung quy định/chính sách đó là tất yếu khi các
vấn đề trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự can thiệp từ phía cơ quan có thẩm quyền.
Phí sàn thương mại điện tử (TMĐT) tăng mạnh khiến hàng nghìn nhà bán nhỏ “ngộp thở”. Nhiều người tính rời sàn, lập website riêng hay quay về Facebook, Zalo. Thị trường TMĐT bước vào cuộc thanh lọc khốc liệt giữa lúc luật còn nhiều khoảng trống.
Từ 1/4/2025, Shopee, TikTok Shop, Lazada đồng loạt tăng phí hoa hồng khiến nhiều shop nhỏ lao đao. Chuyên gia cảnh báo, nếu các sàn “bắt tay” tăng giá, đó là hành vi cạnh tranh bị cấm tuyệt đối.
Phát hiện hơn 11 tấn nội tạng, thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc tại một cơ sở kinh doanh nằm sâu trong khu dân cư thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội bị cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ.
Từ 1/4/2025, Shopee, TikTok Shop, Lazada đồng loạt tăng phí hoa hồng khiến nhiều shop nhỏ lao đao. Chuyên gia cảnh báo, nếu các sàn “bắt tay” tăng giá, đó là hành vi cạnh tranh bị cấm tuyệt đối.
Bộ Công an vừa khởi tố thêm 4 bị can liên quan vụ sản xuất, buôn bán gần 600 loại sữa giả. Đáng chú ý, 150.000 USD đã được dùng để "chạy án" nhưng bị chiếm đoạt, làm lộ ra thêm nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Một nam thanh niên tại Hà Nội vừa bị lừa gần 200 triệu đồng khi tìm việc làm thêm trên mạng xã hội. Công an cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo tuyển dụng tinh vi.
Thời gian gần đây, hàng loạt vụ sản xuất và kinh doanh hàng giả bị triệt phá đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ tinh vi, phức tạp của hành vi vi phạm này. Đặc biệt tại Bắc Giang, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả vẫn âm thầm diễn ra, đòi hỏi các giải pháp kiểm soát quyết liệt và đồng bộ hơn.