Yêu cầu gỡ hàng nghìn sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng trên sàn TMĐT
Thứ ba, 22/04/2025 16:02 (GMT+7)
Hàng nghìn sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) và sữa đã bị yêu cầu gỡ bỏ khỏi các nền tảng số lớn, bao gồm cả sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.
Tại
tọa đàm “Để kết nối VNeID an toàn và tiện lợi” tổ chức ngày 22/4, bà Lê Thị Hà - Trưởng
phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số,
Bộ Công Thương) cho biết, cơ quan này đã yêu cầu các nền tảng số trung gian gỡ
bỏ hàng nghìn sản phẩm vi phạm, bao gồm sữa và thực phẩm chức năng không đảm bảo
chất lượng.
Bộ Công Thương yêu cầu các nền tảng số trung gian gỡ bỏ hàng nghìn sản phẩm vi phạm, bao gồm sữa và thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng. Ảnh minh họa
Theo
bà Hà, việc xác thực danh tính điện tử (VNeID) đối với người bán trên môi trường
số là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo minh bạch, tăng niềm tin với người tiêu dùng.
Không chỉ các sàn thương mại điện tử, mà cả nền tảng xã hội, nơi đang trở
thành kênh bán hàng phổ biến, cũng phải chịu sự quản lý chặt chẽ.
"Ngay
hôm qua, chúng tôi đã yêu cầu một số nền tảng tháo gỡ toàn bộ sản phẩm bán lẻ và thuốc kê đơn. Ngay sau khi được cấp phép về thương mại điện tử, những nền tảng
dược phẩm rất lớn vẫn bán lẻ thuốc kê đơn trên môi trường thương mại điện tử.
Chúng tôi đã có công văn gửi đến yêu cầu tháo gỡ, đăng tải thông tin cảnh báo", bà Hà nói, đồng thời nhấn mạnh cần có biện pháp nghiệp vụ mạnh
hơn, phối hợp với nền tảng để truy cập dữ liệu, kiểm tra, xử lý triệt để các
trường hợp vi phạm.
Bà
Hà cũng nhấn mạnh hai yếu tố cốt lõi để phát triển thương mại điện tử bền vững:
Xây dựng niềm tin số và ứng dụng xác thực VNeID. Khi người bán được
định danh rõ ràng, việc kiểm soát, truy xuất thông tin sẽ trở nên hiệu quả hơn,
đặc biệt trong xử lý các hành vi gian lận như buôn bán hàng giả, hàng nhái.
Trong
một động thái liên quan, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi văn bản
yêu cầu các bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không tham gia quảng cáo thực phẩm
chức năng. Nguyên nhân là nhiều nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm nghiêm trọng,
vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Theo
quy định, không được sử dụng hình ảnh, tên tuổi, trang phục hay thư cảm ơn của
nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm. Vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
Liên
quan vụ việc sữa giả trị giá lên tới 500 tỷ đồng bị phanh phui, ông Trần Hữu
Linh - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công
Thương) cho biết, sẽ chỉ đạo tăng cường kiểm tra các đại lý nhỏ lẻ, sàn thương mại
điện tử và mạng xã hội. Đây là những kênh tiềm ẩn nguy cơ cao về hàng kém chất
lượng, không rõ nguồn gốc.
Trước vụ việc sữa giả có hệ thống phân phối trên toàn quốc bị triệt phá, từ ngày 21/4 đến 30/5, Sở An toàn thực phẩm TP HCM triển khai kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt.
Sau vụ sữa giả lọt vào bệnh viện, Sở Y tế TP HCM đã có công văn khẩn yêu cầu các bệnh viện báo cáo tình hình các sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng giả đã được công bố trên các phương tiện truyền thông.
Trước vụ việc sữa giả có hệ thống phân phối trên toàn quốc bị triệt phá, từ ngày 21/4 đến 30/5, Sở An toàn thực phẩm TP HCM triển khai kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến tương đối giằng co trong phiên giao dịch đầu tuần (21/4). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index suy yếu 0,2% về mốc 2.172 điểm.
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI theo Quyết định 1103/QĐ-BCT, giao Cục Xuất nhập khẩu tiếp nhận và triển khai, đảm bảo thông suốt hoạt động cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng quy định.
Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện 20 tấn thịt gà, nội tạng không rõ nguồn gốc trong kho lạnh gần chợ Hà Vỹ. Số hàng bốc mùi, không tem nhãn, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Chiều 21/4, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tổ chức hội nghị giao ban công tác quý I/2025 .Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu trụ sở Chính phủ đến điểm cầu tại UBND 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Giá vàng trong nước hôm nay (21/4) tăng mạnh, các thương hiệu giao dịch ở mức 119 – 121 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) trong bối cảnh giá vàng thế giới chinh phục mốc cao mới.