Cần cơ chế giám sát, buộc sàn TMĐT công khai, giải trình khi thay đổi phí
Thứ ba, 29/04/2025 06:41 (GMT+7)
Từ 1/4/2025, Shopee, TikTok Shop, Lazada đồng loạt tăng phí hoa hồng khiến nhiều shop nhỏ lao đao. Chuyên gia cảnh báo, nếu các sàn “bắt tay” tăng giá, đó là hành vi cạnh tranh bị cấm tuyệt đối.
Chiếm thị phần lớn vẫn lỗ nghìn tỷ
Việt
Nam đang là một trong những thị trường TMĐT năng động nhất Đông Nam Á. Theo Cục
Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), quy mô thị trường TMĐT Việt
Nam năm 2024 đã vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023.
Cùng
với đó, báo cáo mới nhất từ Metric cho thấy, tổng giá trị giao dịch B2C ((Business-to-Consumer) trong
năm 2024 ước đạt gần 600.000 tỷ đồng, trong đó 5 sàn lớn gồm Shopee, Lazada,
Tiki, Sendo và TikTok Shop chiếm hơn 53% thị phần.
Biểu đồ doanh số 4 sàn TMĐT từng tháng trong Quý 1 năm 2025 so với năm ngoái. Ảnh chụp màn hình
Sang quý 1/2025, thị trường tiếp tục ghi nhận đà phục hồi mạnh mẽ. Doanh số tháng 1
và tháng 2 tăng lần lượt 50% và 73% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức
tăng này chủ yếu đến từ nền doanh số thấp của năm trước. Đến tháng 3, thị trường
chỉ còn tăng nhẹ 16%, cho thấy đà tiêu dùng đã dần ổn định sau dịp cao điểm Tết.
Tuy
vậy, làn sóng phân hóa đang diễn ra rõ rệt. Trong khi số lượng shop phát sinh
đơn hàng giảm tới hơn 38.000 so với cùng kỳ, thì số lượng nhà bán có doanh số
trên 50 tỷ đồng lại tăng gần gấp đôi. Thực tế này phản ánh sự khốc liệt trong
cuộc chơi TMĐT, khi các shop nhỏ dần bị loại khỏi “cuộc đua đốt tiền”.
Vài con số nổi bật trong báo cáo "Thị trường Sàn bán lẻ trực tuyến quý 1/2025" của Metric. Ảnh chụp màn hình
Mặc dù TMĐT tại Việt Nam được xem là miếng bánh béo bở, trong đó 2 ông lớn là TikTok Shop và Shopee chiếm tổng cộng 97% thị phần sàn bán lẻ online Việt Nam trong quý I, theo báo cáo của Metric.
Thế nhưng, trái ngược với bức tranh thị phần, dù nắm trong tay thị phần lớn là vậy song các DN này trong nhiều năm gần đây vẫn ghi nhận lỗ, một số công ty có mức lỗ đã vượt quá vốn chủ sở hữu.
Trường
hợp Shopee là minh chứng rõ ràng. Sau 14 năm “đốt tiền”, công ty mẹ Sea Group mới
lần đầu báo lãi năm 2023, đạt 162,7 triệu USD - trái ngược hoàn toàn với mức lỗ
ròng 1,7 tỷ USD của năm trước đó.
Thậm chí, trong năm tài chính 2019, Shopee là sàn TMĐT thiệt hại nặng nề nhất với khoản lỗ lên tới 102,4 triệu USD. Mặc dù, bước sang các năm tiếp theo, khoản lỗ được thu hẹp dần lần lượt là 68,3 triệu USD (năm 2020) và 33 triệu USD (năm 2021).
Lazada
cũng không khá hơn. Theo DealStreetAsia, đến năm 2021, Lazada Việt Nam đã lỗ
lũy kế hơn 373 triệu USD. PwC xác nhận mức lỗ vượt cả vốn chủ sở hữu. Dù đã nhận
hàng tỷ USD từ Alibaba để duy trì hoạt động, Lazada vẫn dần tụt hậu so với các
đối thủ.
Trong
khi đó, TikTok Shop - “tân binh” mới gia nhập thị trường từ tháng 4/2022 - lại
tăng trưởng mạnh mẽ. Đến Quý III/2023, doanh thu bán hàng trên nền tảng này đã
đạt hơn 10.000 tỷ đồng, vượt cả Lazada, dù chỉ mới hoạt động hơn một năm.
Tăng phí có thể gây tình trạng thị trường méo mó
Điều đáng nói là, chỉ trong 3 tháng đầu năm, các sàn TMĐT lần lượt ra thông báo tăng phí sàn. TikTok Shop và Shopee nhập đường tăng phí từ ngày 1/4, với mức tăng lên đến 2-3 lần so với trước đây. Trong khi đó, Lazada đã nổ phát súng tăng phí từ ngày 1-2, khiến nhiều người bán hàng trên các nền tảng này gặp khó khăn. Việc đồng loạt tăng phí khiến nhiều người bán hàng đặt ra nghi vấn, liệu các sàn TMĐT đang “bắt tay” để bù lỗ sau nhiều năm kinh doanh dưới giá vốn?
Về
vấn đề các sàn TMĐT tăng phí hàng loạt, ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội Bảo
vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho biết, sàn thương mại điện tử là bước tiến lớn
của khoa học - công nghệ, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh cũng đòi hỏi người tiêu dùng phải hiểu biết, cảnh
giác với thông tin và hoạt động trên các nền tảng số.
Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho hay: "Các sàn cần xem xét lại chính sách để đảm bảo quyền lợi cho cả người bán lẫn người tiêu dùng".
"Ngày
1/4, các sàn TMĐT đồng loạt tăng chiết khấu. Việc tăng giá là một phần
của quy luật thị trường nhưng giá tăng quá cao mà không đi kèm dịch vụ tốt,
khách hàng sẽ không mua. Do đó, các sàn cần xem xét lại chính sách để đảm bảo
quyền lợi cho cả người bán lẫn người tiêu dùng", ông Trung nói.
Trong
môi trường cạnh tranh khốc liệt, nếu có trường hợp doanh nghiệp “bắt tay” thỏa thuận giá
không chỉ làm sai lệch cơ chế thị trường mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi người
tiêu dùng.
Dưới góc nhìn pháp lý, Luật
sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP
HCM) nhận định, theo Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi hạn chế cạnh tranh được
hiểu là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh,
bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường và lạm dụng vị trí độc quyền.
Theo Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, nếu các doanh nghiệp cùng thị trường “bắt tay” thỏa thuận giá bán, đó là hành vi bị cấm tuyệt đối.
Căn
cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi thỏa thuận ấn định
giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các doanh nghiệp
trên cùng thị trường là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối.
Còn
đối với doanh nghiệp trong các công đoạn khác nhau của cùng chuỗi cung ứng, thỏa
thuận ấn định giá bị cấm nếu gây ra hoặc có khả năng gây ra tác động hạn chế cạnh
tranh đáng kể trên thị trường.
Tóm
lại, nếu các doanh nghiệp cùng thị trường “bắt tay” thỏa thuận giá bán, đó là
hành vi bị cấm tuyệt đối. Còn nếu giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng,
hành vi này chỉ bị cấm khi gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường.
"Luật
Cạnh tranh 2018 và thuộc trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định
tại khoản 1 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018. Hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định",
luật sư nói.
Cũng theo luật sư Bình, hiện nay, pháp
luật không yêu cầu các sàn TMĐT phải báo cáo hay xin phép khi điều chỉnh mức
phí thu từ người bán. Quy định này tưởng chừng tạo sự linh hoạt cho doanh nghiệp,
nhưng lại mở ra khả năng các sàn lớn "bắt tay" nâng phí - một dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bị cấm theo Luật Cạnh
tranh 2018.
Hệ
lụy của việc tăng phí có thể gây nên tình trạng thị trường bị méo mó bởi khi nhiều sàn cùng tăng phí, cạnh
tranh lành mạnh bị triệt tiêu, dẫn đến nguy cơ độc quyền nhóm, loại bỏ các nền
tảng nhỏ. Bên cạnh đó, phí cao buộc
người bán tăng giá, giảm sức cạnh tranh, thậm chí phải rời sàn. Ngoài ra, Giá hàng hóa tăng, lựa chọn ít đi, người tiêu dùng mất quyền lợi.
"Do đó, cần cơ chế giám sát mới như: Bắt buộc sàn TMĐT công khai, giải trình khi thay đổi phí; Tăng cường giám sát, xử lý hành vi thao túng giá; Hỗ trợ sàn nhỏ phát triển, tạo sự cạnh tranh công bằng", luật sư Bình nêu quan điểm.
Ông Hoàng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) nêu rõ: “Các sàn TMĐT có quyền ngừng cung cấp dịch vụ hoặc áp đặt hạn chế lên nhà bán mà không cần thông báo lý do, hoặc chỉ thông báo trong thời gian rất ngắn. Điều này khiến người bán không kịp phản ứng, dễ rơi vào thế bị động”.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, các sàn TMĐT trong đợt tăng phí vừa qua đã công khai thông tin theo đúng quy định. Tuy vậy, Bộ cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng khung pháp lý hiện nay chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ người tiêu dùng, trong khi quyền lợi của người bán vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được lấp đầy.
Trước thực trạng đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, trong dự thảo Luật Thương mại điện tử sắp tới, nhà quản lý sẽ đưa vào nhiều quy định mới nhằm tăng trách nhiệm của các sàn đối với người bán. Trong đó, bao gồm yêu cầu minh bạch thông tin, cung cấp công cụ hỗ trợ vận hành, và đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng hơn.
Phí sàn thương mại điện tử (TMĐT) tăng mạnh khiến hàng nghìn nhà bán nhỏ “ngộp thở”. Nhiều người tính rời sàn, lập website riêng hay quay về Facebook, Zalo. Thị trường TMĐT bước vào cuộc thanh lọc khốc liệt giữa lúc luật còn nhiều khoảng trống.
Thời gian gần đây, túi mù hay hộp mù (blind bag, blind box) đang gây sốt trên mạng xã hội Facebook, Zalo, TikTok. Những túi phổ biến hiện nay thường là những con vật đồ chơi bằng nhựa, có hình rất thú vị, đáng yêu và có giá rẻ. Tuy nhiên, các sản phẩm đồ chơi giá rẻ thường được làm từ nhựa tái chế, có chất phthalate, chất làm tăng độ dẻo, độ bền của nhựa có thể tăng nguy cơ dị ứng, dị dạng bộ phận sinh dục nam, dậy thì sớm…Tiếp tục thực hiện Kế hoạch công tác về thương mại điện tử của Cục QLTT tỉnh Hậu Giang, Đội QLTT số 1 tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. Qua giám sát, Đội đã phát hiện Hộ kinh doanh T.H sử dụng tài khoản Facebook "THÚY HÒA" giới thiệu, đăng bán các sản phẩm “Túi mù”.
Qua theo dõi, nắm bắt thông tin hoạt động kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, QLTT Hải Dương đã kiểm tra đột xuất 2 hộ kinh doanh, phát hiện, thu giữ, xử lý gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp là hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bộ Công an vừa khởi tố thêm 4 bị can liên quan vụ sản xuất, buôn bán gần 600 loại sữa giả. Đáng chú ý, 150.000 USD đã được dùng để "chạy án" nhưng bị chiếm đoạt, làm lộ ra thêm nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Một nam thanh niên tại Hà Nội vừa bị lừa gần 200 triệu đồng khi tìm việc làm thêm trên mạng xã hội. Công an cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo tuyển dụng tinh vi.
Thời gian gần đây, hàng loạt vụ sản xuất và kinh doanh hàng giả bị triệt phá đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ tinh vi, phức tạp của hành vi vi phạm này. Đặc biệt tại Bắc Giang, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả vẫn âm thầm diễn ra, đòi hỏi các giải pháp kiểm soát quyết liệt và đồng bộ hơn.
Lực lượng Quản lý thị trường Thái Nguyên vừa thu giữ 17.500 sản phẩm thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Chủ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng, toàn bộ hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy theo quy định.
Sáng 28/4, giá vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn. Giá vàng nhẫn điều chỉnh xuống 1,5 triệu đồng/lượng tại nhiều doanh nghiệp lớn. Chênh lệch mua bán vẫn duy trì ở mức cao.
Phí sàn thương mại điện tử (TMĐT) tăng mạnh khiến hàng nghìn nhà bán nhỏ “ngộp thở”. Nhiều người tính rời sàn, lập website riêng hay quay về Facebook, Zalo. Thị trường TMĐT bước vào cuộc thanh lọc khốc liệt giữa lúc luật còn nhiều khoảng trống.