Phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bán cho trẻ em không rõ nguồn gốc
Chủ nhật, 12/01/2025 08:41 (GMT+7)
Toàn bộ thực phẩm không rõ nguồn gốc chủ yếu là xúc xích, thịt bò khô và bánh kẹo các loại được để trà trộn cùng với một số mặt hàng thực phẩm có giấy tờ.
Thực hiện cao điểm kiểm tra kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Đội 7 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội phát hiện và thu giữ trên 13 tấn thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm sau quá trình kiểm tra một kho hàng tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Tại thời điểm kiểm tra kho hàng, toàn bộ thực phẩm không rõ nguồn gốc chủ yếu là xúc xích, thịt bò khô và bánh kẹo các loại được để trà trộn cùng với một số mặt hàng thực phẩm có giấy tờ. Điều này khiến công tác kiểm đếm, phân loại của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Trên bao bì các sản phẩm đều in chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt. Nhiều sản phẩm đã có hiện tượng chảy nước và xuất hiện mùi hôi nồng.
Chủ kho hàng sinh năm 1990, trú tại huyện Đan Phượng thừa nhận, trên 13 tấn thực phẩm này hoàn toàn không có nguồn gốc xuất xứ, không hoá đơn chứng từ, được thu mua trôi nổi trên thị trường, chủ yếu là từ biên giới, sau đó đưa về Hà Nội và các tỉnh lân cận để tiêu thụ. Nếu trót lọt, số thực phẩm không rõ nguồn gốc này sau đó sẽ được cung cấp ra các của hàng tạp hóa hoặc cửa hàng bán đồ ăn nhanh trên địa bàn thành phố, đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bán cho trẻ em bị thu giữ tại hiện trường.
Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành niêm phong, thu giữ toàn bộ số thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ liên quan để tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Theo niêm yết, lô hàng vi phạm có tổng trị giá gần 1,9 tỷ đồng.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, Đội trưởng Đội QLTT số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội, trong thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai có hiệu quả Kế hoạch Cao điểm kiểm tra kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết nguyên đán; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các lĩnh vực, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm không đảm bảo an toàn chất lượng bán cho đối tượng là học sinh, sinh viên tại các cổng trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội. “Nếu phát hiện, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm để mang tính răn đe các đối tượng vi phạm” ông Hùng nói.
Sau 3 năm nỗ lực đàm phán, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức công nhận hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cho cá da trơn (chủ yếu là cá tra) của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là tương đương với hệ thống kiểm soát chất lượng của Mỹ.
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có Quyết định thu hồi hiệu lực giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm Poliva.
Kể từ khi thực hiện Nghị định 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP), trong đó quy định thực hiện hậu kiểm an toàn thực phẩm thay vì tiền kiểm, các vi phạm được phát hiện có tới 70% là vi phạm về quảng cáo.
Không đơn thuần chỉ là trào lưu ôn thi, loại thuốc được quảng cáo là “hack não siêu đỉnh” đang được rao bán tràn lan khắp mạng xã hội. Nhưng phía sau lớp vỏ hào nhoáng là hiểm họa cho sức khỏe và tâm lý của giới trẻ nếu lạm dụng hoặc sử dụng không rõ nguồn gốc.
Ba sản phẩm mỹ phẩm của Shynh Beauty bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc do vi phạm ghi nhãn và công thức. Doanh nghiệp này từng dính hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm, thẩm mỹ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra và xử lý hàng loạt trường hợp quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm trên mạng xã hội, đáng chú ý có các tên tuổi như Ngân 98, Ngân Collagen và fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng".
Nội dung chỉ đạo được nêu rõ trong văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả các mặt hàng thuốc liên quan đến sức khỏe người dân.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, mặt hàng cau ghi nhận mức tăng trưởng nhập khẩu kỷ lục, với tốc độ tăng tới 1.303% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị hơn 11,3 triệu USD, theo thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Chiều 26/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo về việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Trong kỳ điều hành này, giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh hai lần do việc chuẩn bị thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 có hiệu lực từ 1/7/2025.