Triệt phá đường dây đa cấp bán TPCN chứa chất cấm, sầu riêng Việt Nam được mở thêm 829 vùng trồng xuất khẩu
Chủ nhật, 25/05/2025 08:45 (GMT+7)
Bộ Y tế mở cao điểm toàn quốc chống hàng giả y tế, phá đường dây đa cấp “khủng” 200.000 thành viên, bán thực phẩm chức năng chứa chất cấm, gần 5 tấn thực phẩm bốc mùi, không rõ nguồn gốc bị chặn trước khi tuồn ra thị trường, sầu riêng Việt Nam được mở thêm 829 vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc,… là những tin tức tiêu dùng nổi bật tuần qua.
Bộ Y tế mở cao điểm toàn quốc chống hàng giả y tế:
“Không có vùng cấm”
Trước tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả trong lĩnh vực y tế ngày càng phức tạp, Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ
với Bộ Công an, các bộ ngành và địa phương triển khai tháng cao điểm kiểm tra
toàn diện từ 15/5 đến 15/6, quyết liệt xử lý vi phạm, “không có vùng cấm”.
Tại hội nghị trực tuyến sáng 23/5, Bộ trưởng Bộ Y tế
Đào Hồng Lan khẳng định: “Kinh doanh hàng giả y tế là tội ác, không chỉ vi phạm
pháp luật mà trực tiếp đe dọa tính mạng người dân”. Cùng dự có lãnh đạo Bộ Công
an, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và các địa phương trên toàn quốc.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu mở đầu hội nghị. Ảnh Bộ Y tế
Theo Bộ Y tế, thời gian qua, nhiều đường dây buôn
bán thuốc, sữa giả bị triệt phá. Các tổ công tác đã thanh tra hơn 400 cơ sở, xử
phạt gần 24 tỷ đồng, chuyển 31 vụ việc nghiêm trọng sang công an. Riêng lĩnh vực
dược, mỹ phẩm, năm 2024 có 50 đoàn thanh tra, xử phạt 2,5 tỷ đồng.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ đã ban hành Kế
hoạch 1703/KH-BYT, chỉ đạo toàn ngành ra quân tổng kiểm tra. Cục Quản lý Dược,
Cục An toàn thực phẩm, Cục Hạ tầng thiết bị y tế… đồng loạt lập đoàn chuyên đề,
tập trung vào các điểm nóng.
Song song, Bộ Y tế phối hợp Bộ Công an chia sẻ dữ liệu
điều tra, đồng thời kiến nghị sửa luật để siết chặt quản lý, tăng chế tài. Danh
sách sản phẩm vi phạm, thuốc kém chất lượng liên tục được công khai để người
dân cảnh giác và tố giác.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan kết luận: “Chống hàng giả
không thể làm đơn lẻ, cần sự vào cuộc từ trung ương đến cơ sở, từ ngành y đến từng
người dân, vì sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu”.
Phá đường dây đa cấp “khủng” 200.000 thành viên, bán
thực phẩm chức năng chứa chất cấm
Ngày 23/5, Công an tỉnh Phú Thọ thông tin vừa triệt
phá một đường dây kinh doanh đa cấp trái phép quy mô toàn cầu, do người nước
ngoài điều hành, với hơn 200.000 thành viên và doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ
đồng.
Đường dây này do Tất Văn Hào (48 tuổi, TP HCM) cùng
Lim Choon Foong (Nick Lim, 43 tuổi, quốc tịch Malaysia) cầm đầu, núp bóng Công
ty TNHH Thương mại Đầu tư Bitney Việt Nam, thành lập từ năm 2019 tại quận 6, TP
HCM.
Lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ nhiều sản phẩm do Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Bitney Việt Nam phân phối. Ảnh Công an tỉnh Phú Thọ
Theo điều tra, nhóm này vận hành mô hình đa cấp nhị
phân, lôi kéo 107.000 người Việt và hàng vạn thành viên quốc tế tham gia tiêu
thụ các sản phẩm như Multi Juice, Lucenta (nhau thai hươu), Bitney Multi
Cream... với giá bán bị đẩy cao gấp nhiều lần thực tế. (Xem tiếp tại đây)
Gần 5 tấn thực phẩm bốc mùi, không rõ nguồn gốc bị
chặn trước khi tuồn ra thị trường
Hơn 4,9 tấn thực phẩm gồm cổ, cánh, chân gà và nội tạng
lợn bốc mùi hôi, không rõ nguồn gốc, đang chuẩn bị tuồn ra thị trường thì bị lực
lượng quản lý thị trường phát hiện, thu giữ kịp thời.
Ngày 22/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 – Cục
QLTT tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất
kho đông lạnh của một hộ kinh doanh tại thôn Tân Đức, xã Đạo Đức, huyện Vị
Xuyên.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện
hơn 3,9 tấn thực phẩm đông lạnh, gồm cổ gà, cánh gà, chân gà đã qua sơ chế, có
dấu hiệu biến đổi màu sắc, bốc mùi hôi thối nồng nặc – dấu hiệu rõ ràng của thực
phẩm hư hỏng, không đảm bảo an toàn. Chủ lô hàng được xác định là ông Nguyễn
Văn Dũng, một hộ kinh doanh cá thể tại địa phương. Toàn bộ số hàng vi phạm có tổng
giá trị khoảng 19,6 triệu đồng và đang chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.
Trước mức độ nghiêm trọng của vụ việc, Đội QLTT số 2
đã lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên ban hành quyết định xử phạt
hành chính đối với ông Dũng với mức phạt gần 30 triệu đồng. Đồng thời, toàn bộ
số thực phẩm hư hỏng đã được lập biên bản tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất kho đông lạnh của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Dũng tại thôn Tân Đức, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Ảnh: Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang
Đáng chú ý, tại Kiên Giang, ngày 23/5, Đội QLTT số 6
thuộc Cục QLTT tỉnh cũng đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh thực
phẩm đông lạnh trên địa bàn huyện Châu Thành. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng
phát hiện và tạm giữ 1.020 kg bao tử lợn đông lạnh được bảo quản trong kho
nhưng không có nhãn mác, không rõ nơi sản xuất, không kèm theo hóa đơn chứng từ
chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Chủ cơ sở không xuất trình được bất kỳ giấy tờ pháp
lý nào liên quan đến lô hàng, vi phạm nghiêm trọng các quy định về truy xuất
nguồn gốc và an toàn thực phẩm. Ước tính giá trị số hàng khoảng 20,4 triệu đồng.
Toàn bộ số thực phẩm đã bị lập biên bản niêm phong, tạm giữ để tiếp tục điều
tra và xử lý theo quy định hiện hành.
Đại diện lực lượng QLTT địa phương cho biết, các
đợt kiểm tra sẽ tiếp tục được triển khai thường xuyên, đặc biệt trong cao điểm
nắng nóng – thời điểm nguy cơ thực phẩm ôi thiu, mất an toàn tăng cao. Trọng
tâm sẽ là các cơ sở sản xuất, kho đông lạnh, chợ đầu mối, nhà hàng, quán ăn...
nhằm ngăn chặn thực phẩm bẩn tuồn ra thị trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu
dùng.
1.020 kg bao tử lợn đông lạnh đang được bảo quản trong kho, không có chứng từ chứng minh nguồn gốc. Ảnh: Chi cục QLTT Kiên Giang
Mukbang mực cuốn bánh tráng khiến giá mực ống tăng vọt, khan hàng
Trào lưu mukbang mực cuốn bánh tráng quay video ăn trên mạng xã hội – đang đẩy giá mực ống tăng 20–30%, nguồn cung
khan hiếm tại nhiều địa phương.
Hiện giá mực ống loại 10 - 12 con/kg đã lên tới
400.000 đồng, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Loại 20 - 30 con/kg cũng
tăng từ 220.000 lên 300.000 đồng. Mực trứng dao động 340.000–450.000 đồng/kg
tùy kích cỡ.
Chị Ngân, tiểu thương tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), cho biết giới trẻ gom mực số lượng lớn để quay mukbang. “Khách mua 3 - 5
kg là bình thường, hàng về không đủ bán”, chị nói.
Món ăn đang là trào lưu được nhiều TikToker quảng bá. Ảnh MXH
Combo mukbang gồm mực, rau muống, xoài và nước chấm
hiện được rao bán với giá 200.000 - 280.000 đồng. Nếu mua theo kg, giá có thể tới
500.000 đồng. Nhiều tỉnh như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ cũng nhập mực về số lượng
lớn.
Chị Dung, đầu mối ở Nha Trang, cho biết loại mực
nháy sống đang “cháy hàng”, giá tới nửa triệu đồng/kg. Tuy nhiên, chị Dung cho
biết: “ Không ít người dùng phản ánh mực đặt qua các nền tảng mạng xã hội không
ngon như quảng cáo, thậm chí gây đau bụng do mua phải hàng ngâm hóa chất.
Trước đó, một tiktoker đã bị đau bụng sau khi trải nghiệm món mực cuốn bánh tráng. (Xem thêm tại đây)
Giới chuyên môn khuyến cáo nên chọn mua tại cơ sở uy
tín để đảm bảo an toàn. Mùa mực kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, sản lượng
nhiều ở Cửa Lò, Vũng Áng, Quy Nhơn, Nha Trang.
Xoài Việt Nam chiếm 97% thị phần tại Trung Quốc
Theo số liệu Hải quan Trung Quốc, trong quý I/2025, Việt Nam xuất khẩu gần 40.700 tấn xoài sang Trung Quốc, thu về 28 triệu USD – tăng 145 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, xoài Việt chiếm tới 97% tổng lượng xoài nhập khẩu vào thị trường này, vượt xa các đối thủ như Peru, Australia, Campuchia, Philippines và Thái Lan.
Trong bối cảnh nhập khẩu xoài từ 5 quốc gia còn lại
đều giảm mạnh, xoài Việt trở thành nguồn cung chủ lực, được ưa chuộng nhờ giá cạnh
tranh (khoảng 700 USD/tấn), chi phí logistics thấp và chất lượng ổn định. Giá
trị trung bình mỗi tấn xoài Việt xuất sang Trung Quốc tăng 72,6% so với năm trước.
Theo số liệu Hải quan Trung Quốc, trong quý I/2025, Việt Nam xuất khẩu gần 40.700 tấn xoài sang Trung Quốc, tăng 145 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Các giống xoài cát Hòa Lộc và cát Chu đặc biệt được
thị trường Trung Quốc ưa chuộng nhờ hương vị đậm đà, thơm ngon. Gần 2.000 ha
xoài ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, đáp ứng
tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch.
Việt Nam hiện sản xuất khoảng 1 triệu tấn xoài mỗi
năm, trong đó Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Ngoài ra, xoài Việt
còn được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU.
Tuy nhiên, từ tháng 5 trở đi khi Trung Quốc bước vào
vụ xoài nội địa, nhu cầu nhập khẩu giảm khiến giá xoài trong nước có thời điểm
xuống chỉ còn vài nghìn đồng/kg. Đây là thách thức thường niên đối với ngành
xoài Việt Nam.
Sầu riêng Việt Nam được mở thêm 829 vùng trồng xuất
khẩu sang Trung Quốc
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829
vùng trồng và 131 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam, nâng tổng số đơn vị được
phép xuất khẩu chính ngạch lên con số kỷ lục. Đây là tín hiệu tích cực giúp
ngành sầu riêng Việt Nam lấy lại đà xuất khẩu sau thời gian sụt giảm đơn hàng.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam đã gửi hơn 1.600
hồ sơ vùng trồng và hơn 300 hồ sơ cơ sở đóng gói sang Trung Quốc. Việc gần một
nửa được thông qua cho thấy năng lực kiểm soát chất lượng và tuân thủ quy trình
ngày càng được cải thiện.
Việt Nam có 1.469 vùng trồng và 188 cơ sở đóng gói sầu riêng được Trung Quốc cấp phép. Ảnh Công Thành
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát, đặc
biệt về dư lượng hóa chất như cadimi và chất tạo màu vàng O. Một số vùng trồng,
cơ sở đã bị tạm dừng hoạt động do vi phạm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và truy
xuất nguồn gốc.
Để ứng phó, Việt Nam đã đưa vào vận hành 12 phòng kiểm
định cadimi và 8 phòng kiểm định vàng O đạt chuẩn, đồng thời thúc đẩy xây dựng
bộ tiêu chuẩn sản xuất riêng tại các địa phương trọng điểm như Đắk Lắk.
Việc mở rộng mã số vùng trồng là cơ hội lớn nhưng
cũng đặt ra yêu cầu cao về giám sát chất lượng và minh bạch nguồn gốc. Sầu
riêng Việt muốn giữ vững thị trường tỷ dân buộc phải nâng chuẩn toàn chuỗi.
Đường dây kinh doanh đa cấp quy mô toàn cầu do người nước ngoài điều hành, với hơn 200.000 thành viên và doanh thu hàng nghìn tỷ đồng từ việc bán thực phẩm chức năng chứa chất cấm, mới đây vừa bị công an triệt phá.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các bộ ngành và địa phương, phát động tháng cao điểm kiểm tra toàn diện, không có vùng cấm.
Ngày 23/5, Đội QLTT số 6 (Cục QLTT Kiên Giang) cho biết, vừa kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh, phát hiện và tạm giữ 1.020 kg bao tử lợn không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm đối với 2 công ty liên quan chồng Đoàn Di Băng sau khi tiếp tục thu hồi sản phẩm vi phạm.
Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 1 (thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình) phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình đã tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh đồ gia dụng có dấu hiệu bán hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua mạng xã hội.
Một lô thuốc mang nhãn hiệu Nexium 40mg được bán tại nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội vừa bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn, nghi vấn là hàng giả khi chỉ chứa 6,91mg hoạt chất Esomeprazol — chưa tới 18% so với hàm lượng công bố.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá một cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả với quy mô lớn trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Chủ mưu là Nguyễn Thị Dung (SN 1995), trú tại xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn.
Đường dây kinh doanh đa cấp quy mô toàn cầu do người nước ngoài điều hành, với hơn 200.000 thành viên và doanh thu hàng nghìn tỷ đồng từ việc bán thực phẩm chức năng chứa chất cấm, mới đây vừa bị công an triệt phá.
Ghi nhãn "đóng gói tại Việt Nam" nhưng không rõ xuất xứ, nhiều sản phẩm bột ngọt không rõ nguồn gốc đang âm thầm len lỏi thị trường, đánh lừa người tiêu dùng.