Nhiều doanh nghiệp lớn chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu từ tháng 7
Chủ nhật, 06/07/2025 08:05 (GMT+7)
Tháng 7 và 8 tới đây, loạt doanh nghiệp niêm yết trên HoSE sẽ đồng loạt chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng, với tỷ lệ hấp dẫn. Các động thái này cho thấy tín hiệu tích cực về dòng tiền và chiến lược tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động.
Những ngày đầu tháng 7, thị trường
chứng khoán chứng kiến một loạt doanh nghiệp lần lượt thông báo chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu, đi kèm với các kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ
đông hiện hữu. Đây không chỉ là thông tin tích cực với nhà đầu tư dài hạn mà
còn phần nào phản ánh năng lực tài chính ổn định và tham vọng mở rộng quy mô
của các doanh nghiệp.
Đầu tiên là Công ty cổ phần Đầu tư Sài
Gòn VRG (mã SIP) sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 15/7 để phát hành hơn 31,5
triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 15% (sở hữu 100 cổ phiếu nhận 15
cổ phiếu mới).
Trước đó, SIP đã chi trả 7% cổ tức
bằng tiền mặt vào cuối tháng 5. Tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của
doanh nghiệp tính đến cuối năm 2024 đạt gần 1.700 tỷ đồng, cùng với hơn 500 tỷ
đồng từ các quỹ chủ sở hữu, là cơ sở vững chắc cho chính sách cổ tức
"kép" này.
Năm 2024, SIP ghi nhận doanh thu 7.801
tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế gần 1.279 tỷ đồng, tăng
mạnh 27%. Giá cổ phiếu SIP hiện ổn định quanh mức 69.000 đồng/cp, vốn hóa hơn 14.500
tỷ đồng.
Tiếp theo, ngày 21/7, Công ty cổ phần
Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã HHV) sẽ chốt quyền trả cổ tức cổ phiếu với
tỷ lệ 20:1 (sở hữu 20 cổ phiếu nhận 1 cổ phiếu mới), tương ứng gần 23,7 triệu
cổ phiếu được phát hành.
Trước đó, HHV đã huy động 415 tỷ đồng
qua chào bán riêng lẻ hơn 41,5 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chuyên nghiệp. Số
tiền được dùng để tham gia dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Sau phát hành,
vốn điều lệ HHV dự kiến tăng lên gần 5.000 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền cũng sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%, tương đương phát hành hơn 101 triệu cổ phiếu. Ảnh: KDH
Cùng thời điểm tháng 7, ngày 18/7,
CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã KDH) cũng sẽ trả cổ tức bằng cổ
phiếu với tỷ lệ 10%, tương đương phát hành hơn 101 triệu cổ phiếu. Doanh nghiệp
cũng dự kiến phát hành 9,96 triệu cổ phiếu ESOP, giá 14.000 đồng/cp - thấp hơn
khoảng 50% so với thị giá trên sàn.
Các lãnh đạo cấp cao của KDH như Chủ
tịch Mai Trần Thanh Trang, Phó Chủ tịch Lý Điền Sơn và Tổng giám đốc Vương Văn
Minh đều nằm trong danh sách nhận ESOP, cho thấy cam kết dài hạn của đội ngũ
quản trị.
Sau đợt phát hành, vốn điều lệ Khang
Điền sẽ tăng từ 10.100 tỷ đồng lên hơn 11.200 tỷ đồng.
Song song đó, Tổng công ty Đầu tư và
Phát triển công nghiệp (Becamex IDC, mã BCM) dự kiến phát hành hơn 113,8 triệu
cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 100:11 trong tháng 8/2025. Nếu hoàn tất, vốn điều
lệ sẽ tăng từ 10.350 tỷ lên gần 11.500 tỷ đồng.
BCM cũng đang lấy ý kiến cổ đông về
phương án chào bán 150 triệu cổ phiếu ra công chúng qua sàn HoSE. Mức giá khởi
điểm dự kiến không thấp hơn 50.000 đồng/cp, giúp công ty thu về khoảng 7.500 tỷ
đồng, phục vụ đầu tư dự án, tăng vốn công ty con và trả nợ.
Đáng chú ý, Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật
số FPT (FRT) sẽ chốt quyền vào 17/7 để trả cổ tức cổ phiếu với tỷ lệ 25% (4 cổ
phiếu được nhận 1 cổ phiếu). Với hơn 136 triệu cổ phiếu đang lưu hành, FRT dự
kiến phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên gần 1.703 tỷ đồng.
Ngoài cổ tức, một số doanh nghiệp cũng
lên kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng, trong đó: CII (Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM)
sẽ thưởng 14%, phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu, nâng vốn lên hơn 6.200 tỷ
đồng vào ngày 5/8. DRC (Cao su Đà Nẵng) sẽ thưởng tỷ lệ 10:3, phát hành 35,6
triệu cổ phiếu vào ngày 24/7. Nam A Bank (NAB) sẽ thưởng cổ phiếu với tỷ lệ
100:25 vào 11/7, phát hành hơn 343 triệu cổ phiếu, nâng vốn từ 13.725 tỷ lên
17.155 tỷ đồng.
Việc nhiều doanh nghiệp đồng loạt trả
cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu và tăng vốn điều lệ cho thấy sức khỏe tài
chính ổn định, chiến lược mở rộng sản xuất, đầu tư dài hạn vẫn đang được đẩy
mạnh. Đặc biệt, hình thức trả cổ tức cổ phiếu thay vì tiền mặt cũng giúp các
công ty giữ lại dòng tiền để tái đầu tư cho các kế hoạch tăng trưởng trong bối
cảnh thị trường tài chính đang nhiều biến động.
Trước những thông tin tích cực về việc chia cổ tức và kết quả kinh doanh, bộ đôi cổ phiếu Masan là MCH và MSN đều tăng điểm trong phiên sáng 27/6, qua đó đưa Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang quay trở lại danh sách tỷ phú USD.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản dần hồi phục sau giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong ngành đang cho thấy dấu hiệu tài chính tích cực, thể hiện qua việc mạnh tay chi trả cổ tức cho cổ đông.
Năm 2025, Lộc Trời đặt mục tiêu doanh thu đạt 4.200 tỷ, lỗ trước thuế 524 tỷ đồng, dự kiến trình phương án hủy chi trả cổ tức năm 2023 tại ĐHĐCĐ tới đây.
Bắt đầu từ ngày 6/7, Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83% đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc, với thời hạn kéo dài 5 năm. Đây là động thái nhằm bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước đang chịu nhiều sức ép.
Theo số liệu từ Cục Thống kê, Bộ Tài chính, tính chung 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 432,03 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 7,63 tỷ USD.
Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 7,52% và là mức tăng nửa đầu năm cao nhất trong suốt giai đoạn 2011-2025. Bình quân một tháng có 25,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Trong báo cáo Triển vọng nửa cuối năm 2025 mới đây, CTCP Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo với kịch bản khả quan, chỉ số VN-Index có thể đạt 1.663 điểm với kỳ vọng nâng hạng thị trường, các chính sách mạnh mẽ.
Casa Centra Hà Nam đang được một số trang mạng bất động sản rao bán, nhưng trước đó dự án này đã bị "cầm cố" tại HDBank khiến người lao động băn khoăn về tính pháp lý thời điểm này dự án có được bán hay không.
6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn FDI đạt trên 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2024. Hà Nội, Bắc Ninh và TP HCM là những địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI.